Sàn không dầm

Sàn không dầm

CẬP NHẬT NGÀY 25/02/2024

Những năm gần đây, với sự du nhập của nhiều công nghệ xây dựng mới mà các loại sàn không dầm đã được ra đời. Vậy sàn không dầm là gì? Vì sao sàn không dầm có tầm quan trọng lớn trong việc thi công và thiết kế nhà ở, công trình xây dựng dân sinh,…? Sàn không dầm có những ưu điểm vượt trội gì so với truyền thống? Vì sao sàn phẳng không dầm ngày càng được dùng rộng rãi?

sàn không dầm (3)

1. Sàn không dầm là gì?

Sàn không dầm hay còn gọi là sàn phẳng không dầm là loại sàn không sử dụng đến các thanh dầm ngang và dầm dọc đỡ ở phía dưới khi thi công. Khi xây dựng thì chúng sẽ được liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình.

sàn không dầm (4)

Đối với sàn phẳng không dầm thì khi thi công những vị trí dù để sử dụng đổ bê tông không có quá nhiều tác dụng. Vị trí đổ bê tông sẽ được thay thế bằng hộp rỗng làm từ nhựa tái chế, quả bóng,…. để làm giảm trọng lượng của sàn mà vẫn chịu được tải trọng bằng hoặc lớn hơn so với sàn bê tông.

Hiện nay phương pháp thi công hiện đại này được áp dụng phổ biến cho các công trình xây dựng hiện nay. Tuy ra đời sau so với sàn dầm truyền thống nó đã mang lại những hiệu quả vượt trội so với phương pháp thi công truyền thống.

sàn không dầm (2)

Sàn không dầm được phân loại dựa theo kết cấu và hình dạng.

Phân loại theo kết cấu:

  • Nếu sàn bê tông cốt thép thường hiện nay khẩu độ nhịp khoảng từ 4-8 m cho sàn phẳng.
  • Sàn bê tông dự ứng lực cho nhịp sàn 8- 12m.

sàn không dầm (10)

Phân loại theo hình dạng:

  • Sàn phẳng không có mũ cột.
  • Sàn nấm có mũ cột: Dùng cho công trình có tải trọng lớn.

Tham khảo thêm SÀN NÂNG LÀ GÌ?

2. Kết cấu của sàn phẳng không dầm

Về cơ bản thì sàn phẳng không dầm gồm:

  • Tấm thép lưới cố định trên
  • Bóng hoặc hộp rỗng được làm từ nhựa tái chế, tấm thép lưới dưới
  • Các móc thép cố định

Hệ sàn này làm việc theo 2 phương, được tổng hợp bằng phương pháp liên kết trực tiếp giữa các khối rỗng và thép. Hiểu một cách đơn giản thì chúng có nhiệm vụ phân bổ và định vị vật liệu tái chế ở những vị trí cố định, chính xác.

sàn không dầm (8)

Bóng và hộp có vai trò giảm bớt lượng bê tông cốt thép không cần thiết của toàn bộ kết cấu sàn.

Dưới đây là hình ảnh thực tế về mặt cắt sàn không dầm trong thực tế. Với các mẫu sàn phẳng khác nhau sẽ có một vài cách thiết kế, thi công để phù hợp với công trình.

3. Độ dày sàn không dầm là bao nhiêu?

Độ dày sàn không dầm tại mỗi công trình sẽ có sự chênh lệch nhau tương đối. Bởi khi xây dựng thì có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện và sử dụng. Vì độ dày sàn không dầm phụ thuộc vào các yếu tố như: Kích thước và khoảng cách các nhịp, tải trọng của công trình xây dựng, chiều cao của công trình.

sàn không dầm (6)

Từ những yếu tố trên thì đơn vị thi công sẽ lựa chọn cách thiết kế sàn không dầm cho phù hợp nhất với công trình. Trong thực tế thì với các cách thiết kế sàn không dầm cơ bản thì độ dày không dầm sẽ có kích thước tầm 180mm, 230mm, 280mm.

Đối với các công trình đặc thù, cần độ dày sàn không dầm cao để đảm bảo an toàn thì có kích thước là 340mm, 390mm, 450mm.

Tham khảo thêm DẦM CONSOLE LÀ GÌ?

4. Ưu và nhược điểm của sàn phẳng không dầm

4.1 Ưu điểm

  • Ưu điểm đầu tiên phải kể đến đó là sàn phẳng có thời gian thi công ngắn và tốn ít nhân công chế tạo trong các khâu: lắp dựng cốp pha, gia công và lắp cốt thép, chạy cơ điện, hoàn thiện trần,…
  • Giảm được chiều cao tầng do giảm được chiều cao kết cấu sàn và do đó giảm được chiều cao công trình.

sàn không dầm (9)

  • Tiết kiệm được vật liệu và năng lượng.
  • Nhiều trường hợp còn có thể tăng được số tầng vì vậy tăng được hiệu suất sử dụng đất.
  • Sàn phẳng không dầm sẽ không hạn chế về vị trí xây tường ngăn vì vậy tạo điều kiện tốt để bố trí công năng công trình một cách tối ưu, chủ đầu tư có thể cải tạo, thay đổi vị trí tường xây trên sàn tuỳ ý.

sàn không dầm (11)

  • Tăng diện tích thông thuỷ, chiều cao sử dụng, tối ưu không gian kiến trúc.
  • Không cần đóng trần giả, tuy nhiên nếu dưới sàn chạy nhiều ống kỹ thuật thì vẫn phải đóng trần.
  • Có khả năng chịu uốn, chống rung động tốt.
  • Sàn có lõi xốp nên khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.

sàn phẳng không dầm (3)

  • Sàn vượt nhịp lớn tới 20m.
  • Giảm khối lượng công tác hiện trường.
  • Nguyên vật liệu thân thiện với môi trường.

4.2 Nhược điểm

  • Tình trạng đẩy nổi lên trong quá trình đổ bê tông. Tình trạng này diễn ra do không kiểm soát được chất lượng của cốt pha gỗ. Hậu quả của việc này là độ dày của sàn lớn hơn so với thiết kế, từ đó gây tác động xấu cho cấu kết cấu công trình.

sàn không dầm (1)
Hiện tượng đẩy nổi

  • Rỗ đáy là tình trạng xảy ra do quá trình thi công thì đơn vị thi công đã bỏ bước đầm và đàm qua loa. Tình trạng này có thể dễ dàng thấy nhất là khi bạn tháo ván thì sẽ nhìn thấy các hốp sàn phẳng.

sàn phẳng không dầm (7)
Hiện tượng rỗ đáy

Tuy nhiên cũng có cách khắc phục cho hai nhược điểm trên:

  • Đối với tình trạng đẩy nổi để khắc phục không xảy ra tình trạng này thì bạn cần kiểm soát chất lượng của cốp pha. Đảm bảo số lượng neo đúng tiêu chuẩn.

sàn không dầm (12)

  • Khắc phục sàn bị rỗ đáy là khi thi công cần giám sát kỹ đội kỹ thuật trong khi thi công. Hơn nữa bạn nên chọn độ sụt của bê tông khoảng 16 là phù hợp.

Tham khảo thêm KẾT CẤU MÓNG BĂNG

5. Sàn không dầm được ứng dụng như thế nào?

Hiện nay các mẫu sàn không dầm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và các công trình xây dựng khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng sàn phẳng không dầm:

  • Sàn không dầm nhà phố
  • Sàn không dầm nhà dân
  • Xây dựng các trung tâm thương mại
  • Bệnh viện, trường học,…

6. So sánh sàn không dầm với sàn truyền thống

Sàn không dầmSàn truyền thống (Có dầm)
Độ dày sàn: Độ dày ít hơn 50% độ dày sàn.
Khả năng chịu lực: Độ chịu lực của sàn không dầm gấp đôi sàn có dầm truyền thống.
Chi phí: Chi phí đầu tư cao hơn.
Độ dày sàn: Độ dày sàn không dầm chỉ bằng 70% – 80% so với sàn có dầm truyền thống. Vì có dầm nên độ dày khá lớn.
Khả năng chịu lực: Độ chịu lực sàn tương đối.
Chi phí: Chi phí đầu tư bê tông cốt thép dầm ít hơn.
sàn không dầm (5)
So sánh sàn dầm và sàn không dầm

7. Những câu hỏi liên quan đến sàn phẳng không dầm

1. Sàn bê tông nhẹ có phải là sàn không dầm không?

Trả lời: Bê tông nhẹ là vật liệu làm sàn được ứng dụng phổ biến hiện nay. Có rất nhiều người lầm tưởng là sàn bê tông khí và bê tông nhẹ EPS là các giải pháp thi công sàn không dầm. Tuy nhiên, thực tế các loại sàn này đều cần dầm và dầm ở đây có thể là dầm sắt hay dầm sàn truyền thống.

2. Sàn phẳng chịu tải trọng được bao nhiêu tấn?

Trả lời: Sàn chịu lực được tối đa 3 tấn/m2, cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào đầu bài thiết kế.

sàn phẳng không dầm (4)

3. Độ dày bê tông và xốp trong sàn là bao nhiêu?

Trả lời: Độ dày của xốp trong sàn và chiều dày sàn thay đổi tuỳ theo bước cột. Thông thường, sàn không dầm đảm bảo bê tông lớp trên, dưới là 6-8cm, còn lại là phần xốp chiếm chỗ trong sàn.

4. Thi công sàn phẳng không dầm có khó không?

Trả lời: Thi công sàn không dầm không khó, công tác làm cốp pha, gia công thép cũng đơn giản, thợ địa phương có thể tự thi công. Nhưng nếu có thể thì cần có sự hướng dẫn và giám sát của kỹ thuật có kinh nghiệm.

Tham khảo thêm GIẰNG TƯỜNG LÀ GÌ?

sàn phẳng không dầm (6)

5. Khối lượng bê tông sử dụng cho sàn không dầm được tính như thế nào? Bê tông sử dụng cho sàn phẳng không dầm là bê tông thường hay chuyên dụng?

Trả lời: Bê tông thường sử dụng cho loại sàn này là bê tông trộn tay hoặc bê tông thương phẩm. Đối với công trình yêu cầu M300 trở lên thì nên dùng bê tông thương phẩm vì bê tông trộn tay rất khó kiểm soát mác và không đạt được mác >M300.

Xem thêm PHÂN BIỆT CÁC LOẠI KHỐI BÊ TÔNG

Trên đây là tất cả những thông tin về sàn không dầm mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn. Đến đây bạn có thể hiểu được tầm quan trọng và ưu nhược điểm của loại sàn này. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.

Nếu bạn muốn thiết kế nội thất Đà Nẵng hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ thiết kế của VN Thing vẫn cần mẫn làm việc hết sức hăng hái.

VN Thing ĐANG Ở ĐÀ NẴNG

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xếp hạng

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt vote: 19

Tặng 5 sao khích lệ người viết

Chia sẻ bài viết:

Để lại bình luận

Email của bạn được bảo vệ an toàn

VN Thing