Kết cấu móng băng

Kết cấu móng băng

CẬP NHẬT NGÀY 24/02/2024

Móng băng thường được gọi là móng nền, móng nhà chính là những kết cấu kỹ thuật quan trọng để xây dựng nên một công trình, nó được bố trí nằm phần dưới cùng của công trình. Vậy bạn có biết móng bằng là gì? kết cấu móng băng như thế nào? Nó được ứng dụng vào xây dựng như thế nào?

kết cấu móng băng (6)

1. Móng băng là gì? Các loại móng băng

1.1 Móng băng là gì?

Móng băng có kết cấu là một dải trải dài có thể độc lập hoặc giao nhau tạo thành chữ thập, được sử dụng để nâng đỡ toàn bộ kết cấu của ngôi nhà. Móng băng có diện tích tiếp xúc lớn hơn móng đơn.

kết cấu móng băng (1)

Nhưng tuỳ vào điều kiện địa hình, quy mô, diện tích công trình, độ bền, độ lún của nền đất ở khu vực xây dựng mà lựa chọn loại móng băng phù hợp để đảm bảo độ an toàn cho công trình. Móng băng được xếp vào loại móng nông, được xây dựng trên các hố đào trần rồi lấp đất lại. Chiều sâu chôn móng băng khoảng 2m- 2.5m.

Tham khảo thêm CẤU TẠO MÓNG ĐƠN

1.2 Các loại móng băng

Dựa vào đặc điểm, tính chất và độ cứng thì móng băng được chia thành 3 loại: Móng mềm, móng kết hợp, móng cứng.

Dựa vào cấu tạo thì chia làm 2 loại:

  • Móng băng một phương: Được dùng theo một chiều duy nhất là chiều ngang hoặc chiều rộng của ngôi nhà. Các đường móng song song với nhau và khoảng cách giữa các móng phụ thuộc vào diện tích của công trình thi công.

kết cấu móng băng (9)

  • Móng băng hai phương: Các đường móng được thiết kế theo 2 phương vuông góc với nhau giống như hình ô bàn cờ.

2. Kết cấu móng băng

Cấu tạo móng băng gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng.

Cấu tạo chi tiết:

  • Bê tông lót dày: 100mm
  • Kích thước bàn móng phổ thông: (900 – 1200) x 350 mm
  • Kích thước dầm móng phổ thông: 300 x (500- 700) mm
  • Thép bàn móng phổ thông: Φ 12a150
  • Thép dầm móng phổ thông: Thép dọc 6 Φ (18 – 22), thép đai Φ 8a150

kết cấu móng băng (10)

Lưu ý: Đây chỉ là những số liệu cơ bản nên tuỳ vào địa chất khu vực xây dựng, loại hình công trình mà các chỉ số này có thể thay đổi một cách phù hợp.

Tham khảo thêm CẤU TẠO CỌC KHOAN NHỒI

2.1 Kết cấu móng băng theo phương

Với cấu tạo thép móng băng theo phương sẽ có 02 loại riêng biệt. Thứ nhất là móng băng 1 phương có đặc điểm thanh thép chỉ theo 1 phương duy nhất. Có thể là chiều dài/ chiều ngang hoặc song song với nhau. Mỗi thanh thép sẽ cách nhanh một khoảng bằng nhau nhất định theo quy mô xây dựng công trình.

Với móng băng theo phương loại 2, các đường thanh thép đan xen lẫn nhau. Cách để nhận biết loại móng băng này rất dễ dàng, khi nhìn sẽ thấy đường móng giống như ô cờ lớn.

kết cấu móng băng (8)

2.2 Kết cấu móng băng theo độ cứng

Cách phân chia này dựa trên loại vật liệu sử dụng tạo thành móng. Với riêng kiểu phân chia cấu tạo theo độ cứng cũng sẽ có 3 loại như:

  • Móng băng cứng: Được tạo bởi khung thép, sắt hay bê tông có độ bền cao.
  • Móng băng mềm: Được tạo thành bởi vật liệu như gỗ lớn như xà cừ, tràm, keo hay bạch đàn.
  • Móng băng hỗn hợp: Loại móng này được gọi là loại kết hợp bởi vật liệu tạo thành có thể phối kết nhiều loại như khung thép và cả gỗ.

2.3 Kết cấu móng băng cơ bản

kết cấu móng băng (2)

Thành phần móng chủ yếu sử dụng các thanh thép có kích thước khác nhau để tạo thành lớp dầm cơ bản. Phần móng sẽ có bê tông (đây là lớp lót chung cho các loại dầm móng và kết hợp thép). Bao gồm lớp bê tông dưới cùng, móng phổ thông, thép của bản móng, thép dầm, thép dọc và thép đai.

Tham khảo thêm PHÂN BIỆT CÁC LOẠI KHỐI BÊ TÔNG

3. Ưu và nhược điểm của móng băng

3.1 Ưu điểm

  • Giúp cho sự liên kết giữa tường và cột trở nên chắc chắn hơn theo phương thẳng đứng. Hạn chế hiện tượng lún, lệch giữa các cột.

kết cấu móng băng (12)

  • Làm giảm áp lực cho đáy móng.
  • Truyền trọng lượng của công trình xuống nền đất đều và ổn định.
  • Áp dụng cho công trình nhà phố từ 2-3 tầng trở xuống và phải có nên fđất cứng hoặc được gia cố.

3.2 Nhược điểm

  • Kích thước chiều sâu của móng băng khá nhỏ nên tính ổn định, khả năng chống lật, chống trượt của móng chỉ ở mức tương đối.

kết cấu móng băng (7)

  • Không thích hợp cho những khu vực có nhiều bùn, nền đất quá yếu.
  • Nền đất có mạch nước ngầm nằm sâu bên dưới thì quá trình thi công sẽ trở nên khó khăn.

Tham khảo thêm GIẰNG TƯỜNG LÀ GÌ?

4. So sánh móng băng và móng bè

kết cấu móng băng (13)
Móng băngMóng bè
– Cấu tạo: Bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối.
– Độ dày bê tông: Độ dày bê tông sàn là 10 cm.
– Chiều cao móng tiêu chuẩn: 3200 mm
– Kích thước dầm: 300x 700 mm
– Tiêu chuẩn thép bản mỏng: có 2 lớp thép với φ 12a200
– Tiêu chuẩn thép dầm móng: Thép dọc 6φ (20 – 22), thép dài φ8a150
– Cấu tạo: Gồm nhiều lớp, có một lớp bê tông mỏng, bản mỏng trải rộng khắp toàn bộ mặt bằng công trình. Nó chạy liên tục bên dưới nền móng, tạo thành một khối thống nhất, có độ dày vừa phải.
– Độ dày bê tông: Độ dày bê tông lót là 10 cm.
– Chiều cao móng tiêu chuẩn: 350 mm
Kích thước dầm: móng phổ thông 300 x (500 – 800) mm
– Tiểu chuẩn thép bản mỏng: Thép bản mỏng phổ thông φ12a150
– Tiêu chuẩn thép dầm móng: Tiêu chuẩn dầm móng phổ thông với thép dọc 6φ (18 – 22) và thép đai φ 8a150

Tham khảo thêm MÓNG BÈ LÀ GÌ?

5. Lưu ý khi thi công móng băng

Sau khi xác định được ngôi nhà, công trình phù hợp để làm móng băng, bạn cần tính toán kỹ lưỡng để chọn loại móng như móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp. Điều này sẽ phụ thuộc vào chiều sâu của đất đặt móng.

  • Trường hợp 1: Chiều sâu đặt móng lớn thì bạn thi công móng mềm với tác dụng làm giảm chiều sâu khi đặt móng.
kết cấu móng băng (5)
  • Trường hợp 2: Nếu chiều sâu đặt móng nông thù dùng móng bê tông cốt thép.
  • Trường hợp 3: Khi móng cần cường độ cao thì bạn nên dùng móng bê tông cốt thép.
  • Đối với công trình có tầm hầm thì móng băng có tác dụng chắn đất, tạo đường hầm. Bạn có thể thiết kế tương hầm nằm dưới mặt đất hoặc phần trên mặt đất. Như vậy, móng băng của tầng hầm phải đặt sâu hơn nền tầng hầm một khoảng >40m và đỉnh móng phải nằm dưới sàn của tầng hầm.

kết cấu móng băng (3)

  • Khi các cột hoặc tường theo cả 2 phương thì dải móng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng ở vị trí hồi nhà phải tốt hơn móng dọc nhà và phần móng tường ngăn. Như vậy, đáy móng sẽ phải được đặt ở cùng chiều sâu nên móng ở hồi nhà rộng hơn.

Trên đây là những thông tin về kết cấu móng băng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ hiểu và không gặp nhiều vấn đề trong xây dựng.

Nếu bạn muốn thiết kế nội thất Đà Nẵng hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ thiết kế của VN Thing vẫn cần mẫn làm việc hết sức hăng hái.

VN Thing ĐANG Ở ĐÀ NẴNG

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xếp hạng

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt vote: 16

Tặng 5 sao khích lệ người viết

Chia sẻ bài viết:

Để lại bình luận

Email của bạn được bảo vệ an toàn

VN Thing