Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì?
CẬP NHẬT NGÀY 27/02/2024
Ai cũng biết móng nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu xây dựng các công trình nhà ở. Nhà thầu, thợ phải tính toán đảm bảo chất lượng an toàn của phần móng. Thường chúng ta sẽ thấy móng nhà thường xây rộng hơn tương. Vậy móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì sao? Nếu bạn chưa biết thì có thể xem thêm bài viết dưới đây.
1. Vai trò và các loại móng phổ biến hiện nay
Móng nhà là nên móng có kết cấu nằm dưới cùng của mọi công trình xây dựng. Móng nhà là nơi chịu lực trực tiếp trọng tải của toàn bộ dự án. Kết cấu móng nhà phải vững chắc để chịu được sức ép của các tầng, kết cấu móng nhà càng tốt thì càng tăng kiên cố và vững chắc hơn.
Các loại móng phổ biến hiện nay:
Móng đơn: Nó còn có tên gọi khác là móng cốc. Loại móng này thường đỡ một mình hoặc là một cụm cột đứng gần nhau để đỡ lấy trọng tải của công trình. Nhưng công trình cấp 4 sẽ dùng loại móng này.
Xem thêm CẤU TẠO MÓNG ĐƠN
Móng băng: Móng băng thường có hình dạng dải dài, có thể độc lập hoặc giao theo hình chữ thập. Móng băng đỡ trọng tải cột cho căn nhà, móng này khá nông nên có thể chôn từ 2m đến 2.5m.
Tham khảo thêm: KẾT CẤU MÓNG BĂNG
Móng bè: Móng bè được biết đến là móng toàn diện hay móng nông. Ở các nơi địa chất yếu, sức kháng nén yếu có đất nước hay không có nước thì nên lựa chọn loại móng này. Nó sẽ mang đến sự an toàn và phân bổ trọng lực cho toàn bộ căn nhà tránh gây tình trạng sụt lún.
Tham khảo thêm bài viết MÓNG BÈ LÀ GÌ?
Móng cọc: Móng cọc có kết cấu gồm đài móng và cọc có khả năng truyền tải được các trọng lực từ phía trên công trình xuống lớp đất dưới của nền móng. Trước khi làm móng cọc cần kiểm tra trước địa chất và gia cố trước khi bắt đầu làm móng.
Tham khảo thêm CẤU TẠO CỌC KHOAN NHỒI
Móng bê tông cốt thép: Móng này phù hợp với các công trình lớn nhỏ và mọi địa hình khác nhau. Nó được ưa chuộng vì ưu điểm chịu lực cao, móng nhà bê tông sẽ giảm đi công năng so với bê tông cốt thép vì không có lõi thép bên trong.
Tham khảo thêm PHÂN BIỆT CÁC LOẠI KHỐI BÊ TÔNG
2. Dấu hiệu móng nhà bị yếu
- Nền nhà bị nứt vỡ: Đây là tình trạng đáng báo động khi phần móng không được lấp đầy khi thi công. Chủ nhà cần nhận ra nhà của mình có dấu hiệu này thì nên kịp thời tìm các giải thích.
- Xuất hiện vết nứt nhỏ trên tường, cột trần nhà: Vì khi móng yếu sẽ làm giảm đi sức chịu tải của móng. Lúc đó tường, cột, trần nhà sẽ không chống đỡ được nên sẽ gây ra các vết nứt lớn nhỏ. Nhưng nếu khu vực bạn ở là nơi khô hạn thì móng có thể đã bị yếu do đất khô.
- Các khung cửa sổ và cửa chính bị cong vênh: Khi các khung cửa sổ và cửa ra có hiện tượng cong vênh thì có thể móng nhà đã bị yếu, áp lực gây tình trạng lún ảnh hưởng đến khung cửa.
Tham khảo thêm SÀN KHÔNG DẦM
3. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì?
Chúng ta đoán thử xem móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì gì?
- A. Giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất
- B. Để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
- C. Để tăng áp suất lên mặt đất
- D. Để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất
Nếu là bạn bạn sẽ chọn đáp án nào?
Đáp án của câu trả lời này chính là D. Để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất. Bởi vì xây móng nhà như vậy để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho móng nhà và toàn bộ công trình. Cách làm này giúp tăng diện tích bị ép của phần móng giúp cho áp lực mà ngôi nhà tác dụng lên móng giảm đi, khiến móng không bị vỡ.
Móng nhà là nền móng có kết cầu nằm dưới cùng của mọi công trình xây dựng, là nơi trực tiếp chịu trọng tải của toàn bộ dự án. Bởi vậy kết cấu móng nhà càng tốt thì càng gia tăng kiến cố và vững chắc hơn cho công trình. Hơn nữa bạn đã biết được móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì gì rồi chứ. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.
Nếu bạn muốn thiết kế nội thất Đà Nẵng hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ thiết kế của VN Thing vẫn cần mẫn làm việc hết sức hăng hái.
VN Thing ĐANG Ở ĐÀ NẴNG
- Điện thoại: 0901 998 468
- Messenger: https://m.me/noithat.Thing
- Chat Zalo: https://zalo.me/0901998468
- Địa chỉ: Tầng 2, số 45 Trần Ngọc Sương, Cẩm Lệ, Đà Nẵng