Giằng tường là gì?

Giằng tường là gì?

CẬP NHẬT NGÀY 08/01/2024

Bạn có biết giằng tường là gì? Trong xây dựng thì giằng tường đóng vai trò như thế nào? Có cần thiết phải có giằng tường trong các công trình xây dựng không? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về vấn đề này thì có thể xem thêm bài viết dưới đây.

giằng tường là gì (9)

1. Tìm hiểu về giằng tường

1.1 Giằng tường là gì?

Giằng giường còn được gọi là đai tường, được xem là một thành phần quan trọng trong quá trình xây dựng. Đây là lớp bê tông hoặc loại bê tông cốt thép có tác dụng nối chặt các đỉnh tường của tầng nhà trước khi thực hiện việc đổ bê tông cho tấm sàn.

Những công trình xây dựng nhà dân dụng thì đai tường chiếm một phần lớn, khoảng 40- 65% trong trọng lượng vật liệu xây dựng của căn nhà. Do đó khi tiến hành thi công, việc lựa chọn và sử dụng vật liệu cho giằng tường là điều cần chú ý.

giằng tường là gì (4)
Giằng tường là gì?

Giằng tường là một phương pháp thi công quan trọng để kết nối các tường và tạo thành hệ thống có kết cấu vững chắc, đáp ứng yêu cầu về độ bền của công trình xây dựng.

Chốt lại, giằng tường là một phương pháp xây dựng quan trọng, đảm bảo tính ổn định và bền vững cho công trình. Từ đó tránh các vấn đề như rạn nứt, cong vênh và sụt lún.

1.2 Công dụng của giằng tường là gì?

  • Tạo sự liên kết vững chắc và ổn định giữa các tường, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt ở góc tường, tạo cho tường đọc và tường ngang một liên kết chắc chắn.
  • Ngăn chặn tác động của ngoại lực và nội lực, như nứt gãy, cong vênh hoặc biến dạng. Do đó, giằng tường thường được sử dụng như một phần của móng để phân chia lực đều ra xung quanh.

giằng tường là gì (11)

  • Trong các công trình lớn, để đảm bảo tính ổn định, thường thì các chuyên gia thực hiện thêm cả lanh tô cho giằng tường. Điều này giúp tăng cường độ chắc chắn và an toàn cho công trình, người sử dụng.
  • Giằng tường có khả năng chịu đựng biến đổi thời tiết đột ngột, ngăn chặn sự sụt lún và nứt gãy. Nó có khả năng tiếp thu và chịu đựng lực kéo, mô men và lực cắt.

Tham khảo thêm MÓNG BÈ LÀ GÌ?

2. Sử dụng giằng tường khi nào? Nếu không dùng thì sao?

Những vùng đất có đặc điểm yếu, dễ xảy ra hiện tượng như lún, lệch, tải trọng động và các vấn đề khác, việc kết hợp lanh tô cho đai tường là điều vô cùng cần thiết. Với cách này, bạn có thể tăng khả năng ổn định cho đai tường và đồng thời cải thiện độ bền của các bức tường yếu.

Giằng tường được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại công trình khác nhau nhờ vào những ưu điểm vượt trội của nó. Khi sử dụng đai tường, chủ thầu an tâm biện pháp này đảm bảo tính chắc chắn và độ bền cho công trình, giúp nó tồn tại lâu dài và có tuổi thọ sử dụng kéo dài.

giằng tường là gì (10)

Sự kết hợp của lanh tô và đai tường có tác dụng quan trọng trong việc gia tăng khả năng chịu tải của công trình. Điều này sẽ giúp đối phó với những tác động bất thường từ môi trường xung quanh. Lanh tô giúp tăng cường sự chắc chắn và khả năng chịu lực của đai tường, đồng thời giảm thiểu nguy cơ sụt lún và biến dạng của công trình.

Giằng tường được đánh giá là một phần không thể thiếu trong quá trình thi công các công trình xây dựng. Nó mang lại sự quan trọng vô cùng đối với tính chắc chắn và an toàn của công trình.

Đai tường còn được thiết kế một cách tinh tế, tạo ra không gian gọn gàng, sạch sẽ và làm nổi bật vẻ đẹp tổng thể của kiến trúc công trình. Việc không dùng đai tường trong quá trình xây dựng sẽ dẫn đến biến dạng dàn do tác động của lực và yếu tố môi trường tác động.

giằng tường là gì (7)

Hơn nữa, việc không có đai tường sẽ gây ra sự phân bố không đều của lớp tường đỉnh sàn tầng trên. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của công trình, gây hư hại và tạo ra khó khăn trong việc sửa chữa.

Qua đó, không thể phủ nhận tầm quan trọng của bộ phận này đối với tính chất và sự hoàn thiện của công trình.

Tham khảo thêm CẤU TẠO MÓNG ĐƠN

3. Tiêu chí thi công giằng tường

3.1 Đảm bảo cường độ chịu lực

Cường độ chịu lực là yếu tố quan trọng trong thiết kế đai tường. Để đảm bảo tường có khả năng chịu lực lớn, cần chú trọng đến việc thiết kế đai tường có chiều dài tương đương với tường xây dựng.

Nhờ điều này, đai tường có khả năng nâng đỡ toàn bộ trọng tải của tường bao và tường ngăn trong nhà cũng như trọng lượng của sàn nhà.

giằng tường là gì (8)

Ngoài ra, đảm bảo việc chịu được trọng tải, giằng tường còn có khả năng chống lại các tác động khắc nghiệt từ thời tiết và môi trường xung quanh như: Mưa, bão, lũ lụt, gió,… Điều này đảm bảo rằng công trình vẫn giữ được sự ổn định và đáng tin cậy ngay cả trong những điều kiện khó chịu nhất.

3.2 Đảm bảo độ bền và cứng của tường nhà

Để đảm bảo độ bền và độ cứng của tường, thiết kế giằng tường cần tuân thủ theo các chỉ tiêu của kỹ thuật xây dựng. Nó đảm bảo chất lượng và độ bền của các bức tường.

giằng tường là gì (3)

Khi thiết kế đai tường cần xem xét các yếu tố kỹ thuật như kích thước, hình dạng, vị trí và vật liệu sử dụng. Kích thước và hình dạng của đai tường phải được tính toán sao cho có khả năng chịu trọng tải lớn mà không gây nên sự biến dạng hay suy giảm độ cứng của tường.

Vị trí của giằng tường cũng cần được định rõ để tạo sự liên kết chặt chẽ và đồng nhất giữa các thành phần của công trình.

3.3 Bố trí giằng tường hiệu quả

Khi thiết kế giằng tường thì cần đáp ứng các yêu cầu đặc thù của từng công trình cụ thể. Việc bố trí và thiết kế giằng tường phải được thực hiện sao cho phù hợp và chính xác, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Trong quá trình thi công, sự tỉ mỉ và cẩn thận là yếu tố quan trọng, đồng thời sử dụng những vật liệu chính hãng và chất lượng cao là điều không thể thiếu. Đảm bảo sự bố trí hợp lý của giằng tường, người ta thường tiến hành tính toán trước và áp dụng các phương pháp phân bổ thích hợp dựa trên các yếu tố thực tế của công trình.

giằng tường là gì (2)

Thông thường, đai tường được đặt ở những vị trí tường có vai trò chịu trọng lực lớn hoặc nơi có khả năng sụt lớn hay ngập nước. Điều này nhằm đảm bảo phân phối đồng đều trọng lượng của toàn bộ ngôi nhà lên các điểm chịu lực mạnh nhất của hệ thống xây dựng.

Tham khảo thêm NHÀ ĐÚC GIẢ

4. Các bước thi công giằng tường

Bước 1, chuẩn bị khung thép trước khi thi công giằng tường. Một trong số trường hợp xây dựng các công trình quy mô lớn. Đặc biệt khi cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện, có thể áp dụng phương pháp thi công giằng tường trước khi đặt hoặc đổ bê tông sàn với cốp pha.

Mặc dù phương pháp này có thể tăng chi phí thi công, nhưng nó mang lại lợi ích về tính ổn định và tốc độ thi công nhanh chóng.

Bước 2, gia công ván khuôn thành hộp và tập kết lại. Để thực hiện công đoạn này hiệu quả thì hãy bắt đầu bằng việc gia công và lắp ráp ván khuôn thành một hình hộp.

giằng tường là gì (6)

Bước 3, áp dụng các kỹ thuật khi lắp đặt cốt thép, cốt pha. Để thực hiện kỹ thuật lắp đặt cốp pha, cốp thép, khi xây dựng cần tuân thủ các yêu cầu nhất định.

Bước 4, Trộn và đổ bê tông, đầm kỹ bằng đầm dùi. Để đảm bảo độ chắc chắn của giằng giường, quan trọng nhất là sau khi đầm bê tông, không có lỗ hay vết rỗ nào trên bề mặt. Để làm được điều này cần thực hiện kỹ lưỡng cho đến khi không còn bọt khí nổi lên.

Bước 5, tiến hành tháo dỡ ván khuôn. Sau khi bê tông được đổ trong một ngày, tiến hành tháo dỡ ván khuôn dầm theo yêu cầu kỹ thuật để tránh gây hư hỏng cho cấu kiện.

Tham khảo thêm XÀ GỒ LÀ GÌ?

5. Một số câu hỏi thường gặp về giằng tường

  1. Kích thước giằng tường là bao nhiêu? – Kích thước chính của giằng tường được quy định là: 7 – 14cm (Chiều dài – độ dày tường).
  2. Tường cao bao nhiêu thì cần giằng tường? – Tường cao từ 300cm- 400cm thì nên bố trí một giằng tường ở giữa để nâng cao bộ vững chắc của công trình.
  3. Nếu không bố trí giằng tường thì điều gì xảy ra? – Khi không có giằng tường, tải trọng đỉnh sàn không phân bố đều, lâu dần khiến các kết cấu nhà chịu quá tải bị biến dạng, nứt vỡ.

giằng tường là gì (5)

4. Khi nào cần bố trí giằng tường? – Bố trí giằng tường ở nơi cần tăng độ cứng cho sàn nhà. Những khu vực có nguy cơ bị sụt lún, ngập nước, nơi có tải trọng động,…Chẳng hạn như: ở ban công, tấm ô văng, cạnh trên, cạnh dưới cửa sổ,….

Giằng giường được sử dụng rất rộng rãi trong xây dựng quy mô lớn, nhỏ với mục đích chính là tăng độ chắc chắn cho sàn. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thể biết được giằng tường là gì? Vai trò cũng như các vấn đề liên quan đến giằng tường.

Nếu bạn muốn thiết kế nội thất Đà Nẵng hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ thiết kế của VN Thing vẫn cần mẫn làm việc hết sức hăng hái.

VN Thing ĐANG Ở ĐÀ NẴNG

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xếp hạng

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt vote: 15

Tặng 5 sao khích lệ người viết

Chia sẻ bài viết:

Để lại bình luận

Email của bạn được bảo vệ an toàn

VN Thing