Trần thạch cao giật cấp đơn giản
CẬP NHẬT NGÀY 14/01/2024
Vì sao trần thạch cao giật cấp đơn giản lại được ưa chuộng? Kích thước trần thạch cao giật cấp bao nhiêu là hợp lý? Loại trần nhà này sở hữu điểm mạnh, điểm yếu như thế nào? Có bao nhiêu loại trần giật cấp hiện tại? Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm những ý tưởng về trần thạch cao giật cấp đơn giản thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
1. Trần thạch cao giật cấp là gì?
1.1 Trần thạch cao giật cấp đơn giản
Trần thạch cao giật cấp hay còn gọi là trần thạch cao chìm, chúng có cấu trúc khung xương và thạch cao gắn liền với nhau. Phần khung xương sẽ được ẩn phía sau lớp thạch cao, bạn có thể nhìn thấy có rất nhiều mẫu trần thạch cao giật cấp sở hữu nhiều hình khối đa dạng.
Trên những mẫu trần thạch cao giật cấp, sẽ được trang trí thêm một chiếc đèn có thiết kế đẹp làm nổi bật toàn bộ không gian.
Tham khảo thêm NHÀ CẤP 4 NÊN ĐÓNG TRẦN GÌ?
1.2 Cấu tạo trần thạch cao giật cấp
Về cấu tạo thì trần thạch cao giật cấp gồm 3 thành phần chính như:
- Hệ khung xương đỡ: Là hệ thống các thanh thép mỏng có mặt cắt chữ L hoặc T kết nối với nhau để nâng đỡ, cố định hệ trần. Đây là bộ phận quan trọng nhất, do đó bạn cần chọn hệ khung chất lượng để tăng tính chịu lực, tăng tuổi thọ công trình và đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
- Tấm thạch cao: Những tấm thạch cao gắn lên khung xương tạo thành mặt phẳng của trần thạch cao. Tấm thạch cao được gắn trực tiếp lên hệ khung xương thông qua vít chuyên dụng.
- Bột trét, sơn bả và các vật liệu khác: Những vật liệu này có tác dụng làm mịn bề mặt trần thạch cao sau công đoạn lắp ráp để tăng tính thẩm mỹ và trang trí cho không gian.
2. Ưu và nhược điểm của trần thạch cao giật cấp
2.1 Ưu điểm
Trong các thiết kế nhà phố, biệt thự, chung cư, nhà ống,… trần thạch cao giật cấp đơn giản được ưu tiên lựa chọn thi công hàng đầu. Sau đây là một số ưu điểm nổi bật của trần thạch cao giật cấp:
- Đa dạng về hình khối, đường nét hoạ tiết nghệ thuật của trần giật cấp sẽ giúp không gian có chiều sâu hơn. Đồng thời tránh được cảm giác đơn điệu, lạnh lẽo cho không gian tổng thể.
- Trần thạch cao giật cấp có khả năng chống ẩm cực kỳ cao. Dù thời tiết nóng hay lạnh, ẩm thấp hay khô ráo đều có thể thực hiện tốt chức năng của mình. Loại trần này có thể cách nhiệt và chống cháy tốt.
- Trần giật cấp đơn giản còn có khả năng cách âm cao. Nó có thể chống ồn lên đến 70% nên đảm bảo nhu cầu sử dụng. Thêm vào đó còn có thể dễ dàng trong việc thiết kế đèn nhân tạo kèm theo.
- Giá thành khá hợp lý so với các loại trần khác, mà vẫn đảm bảo nhu cầu thẩm mỹ.
- Không cần phải lo nhiều về việc lỗi thời, luôn giữ được sự đẳng cấp và thời thượng.
2.2 Nhược điểm
Những hạn chế của trần thạch cao giật cấp đơn giản không đáng kể nhưng bạn cũng phải cân nhắc để xem chúng có thật sự thích hợp với không gian của bạn không. Dưới đây là một số nhược điểm của trần giật cấp đơn giản:
- Thời gian thi công khá lâu nếu thiết kế đạt đến mức ưng ý. Vì thế các loại trần này không được sử dụng để thi công trong các công trình trường học, văn phòng, bệnh viện,…
- Dễ bị co và xuất hiện vết nứt nhỏ. Do vấn đề về thời gian, những loại trần thạch cao giật cấp sẽ bị xuống cấp và có nhiều vết nứt. Bạn cần phải tu sửa những vị trí này để đảm bảo tính thẩm mỹ của toàn bộ không gian.
- Khó sửa chữa, bảo trì. Vì thiết kế ban đầu của trần thạch cao giật cáp là có đường nét thiết kế cực kỳ đẹp nên rất khó để sửa chữa về sau. Trong trường hợp có cả tích tiện, đường ống thì cần phải gỡ ra mất thời gian và chi phí. Đồng thời, khi tháo rời thạch cao ra cũng sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có ban đầu của nó.
Tham khảo thêm TRẦN THẠCH CAO PHẲNG PHÒNG KHÁCH
3. Phân loại trần thạch cao giật cấp
Hiện nay có hai loại trần giật cấp phổ biến:
- Trần thạch cao giật cấp hở: Thiết kế với khe hở giữa các cấp giật, cho phép thiết kế đèn chiếu sáng từ khe hở đó.
- Trần thạch cao giật cấp kín: Các tấm thạch cao được xếp chồng lên nhau mà không tạo ra khe hở sau khi thi công.
Nếu xét về kiểu dáng thì có nhiều loại khác nhau như:
- Trần thạch cao giật cấp 3, cấp 2 và cấp 1.
- Trần thạch cao giật cấp hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình chữ L, chữ U,…
4. Khi thi công trần thạch cao giật cấp đơn giản cần chú ý những gì?
Đầu tiên, mẫu trần thạch cao giật cấp đơn giản phải có tính kết nối các khu vực của không gian lại với nhau. Cụ thể, nếu bạn thống nhất phong cách thiết kế cho phòng khách là cổ điển, nội thất cổ điển thì trần nhà thạch cao giật cấp cũng phải có hoạ tiết cổ điển.
Thứ hai, cần nắm rõ mục địch và mong muốn của gia chủ. Thông thường, nếu như nhà ở mạch tiền sẽ không tránh khỏi sự ồn ào nên hãy chọn mẫu giật cấp chống ồn tốt. Ngoài ra, nếu bạn mong muốn sở hữu không gian hiện đại, hãy lựa chọn những mẫu trần đơn giản kết hợp với ánh đèn. Chắc chắn hiệu ứng mang lại sẽ làm bạn giật mình đấy.
Thứ ba, khung xương của trần thạch cao phải được đảm bảo chất lượng và độ bền. Trung bình cân nặng của một tấm trần thạch cao phòng khách khoảng 15- 20kg. Diện tích của một trần thạch cao đủ để bày trí thêm đèn chùm, đèn chiếu, quạt,… Hãy đảm bảo khung xương của trần phải vật vững chãi, để đảm bảo độ an toàn cho người sống.
Cuối cùng, chọn tone màu chủ đạo phù hợp. Hãy ưu tiên những tone màu sáng để giúp không gian trở nên rộng rãi hơn để mang đến vẻ đẹp tinh tế và thông thoáng. Nếu không gian của bạn hạn chế, hãy chọn những gam màu tối, sẽ làm cho tổng thể trở nên chật chội, bí bách và u ám.
Tham khảo thêm 21 Ý TƯỞNG THIẾT KẾ TRẦN GỖ
5. Nên xử lý những vấn đề thường gặp khi thi công và sử dụng trần thạch cao giật cấp đơn giản như thế nào?
5.1 Độ dày của trần thạch cao giật cấp đơn giản
Trung bình thì, kích thước trần thạch cao giật cấp sẽ rơi vào chiều rộng là 1200mm – 1220mm và chiều dài là 2400mm – 2440mm. Với độ dày khoảng 9mm – 12mm cho một mẫu trần thạch cao giật cấp cơ bản.
Độ dày của tấm thạch cao giật cấp có khả năng chịu nhiệt, chịu ẩm, cách âm tốt thì độ dày có thể rơi vào 16mm. Còn lại nằm khoảng 13mm.
5.2 Độ cao của trần thạch cao giật cấp là bao nhiêu?
Chưa có độ chuẩn cho độ cao của mẫu trần thạch cao giật cấp đơn giản. Nhưng dựa vào độ cao và cấu trúc của tổng thể căn nhà để có thể quyết định ra kiểu trần. Thông thường, mỗi cấu trúc, đặc điểm của từng không gian là khác nhau nên điều này phụ thuộc vào kiến trúc sư và gia chủ trong quá trình đưa ra ý kiến thi công.
Khoảng cách từ trần thạch cao đến sàn nhà cao khoảng 2,7m – 2,8m là hợp lý. Chúng vừa làm không gian rộng rãi mà còn có tính thẩm mỹ cao, trần cũ và khi thay trần thạch cao mới nằm khoảng 15cm- 20cm. Với khoảng cách này hoàn toàn có thể bài trí thêm đèn led, ché dấu đường dây điện, dây cáp,…
5.3 Xử lý trần thạch cao giật cấp bị mốc như thế nào?
Sau khi dùng một thời gian thì trần thạch cao có những vấn đề ẩm mốc, vậy nên xử lý như thế nào?
Trước tiên thì cần chuẩn bị giấy nhám mềm hay một con dao, dụng cụ tô trát, chổi quét sơn, sơn bả, sơn lót và thang chắc chắn. Lần lược thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Xác định các nơi trần bị mốc, rêu bong tróc,…
- Bước 2: Lấy dao cạo đi phần bong tróc, cũng có thể dùng giấy nhám.
- Bước 3: Quét một lớp sơn lót lên khu vực đó để che đi ẩm mốc, bong tróc.
- Bước 4: Quét thêm một lớp bả mịn lên trên bề mặt vừa mới sơn lót xong.
- Bước 5: Dùng giấy nhám mềm và đánh bóng bề mặt sau khi lớp sơn thứ 2 đã khô.
- Bước 6: Sau khi mọi thứ đã khô hoàn toàn, bạn có thể dùng sơn phủ màu giống tường và sơn lên bề mặt là được.
Lưu ý: Nếu bạn đang có kinh nghiệm thì có thể nhờ đến các đơn vị thi công uy tín để đảm bảo hiệu quả.
5.4 Nếu trần thạch cao giật cấp bị thấm dột
Những lý do nổi bật để trần nhà bị thấm dột là do mái nhà cũ, bị nứt hoặc đọng nước lâu ngày. Nếu không bảo trì kịp thời sẽ gây ra vấn đề thấm dột, đặc biệt là những khu chung cư thì có thể bị thấm nước từ tầng trên.
Với những không gian nhà độc lập, khá đơn giản có thể sửa lỗi này. Tuy nhiên với căn hộ chung cư thì sẽ khó khăn vì chúng được thiết kế liên kết với nhau nên quá trình sửa chữa sẽ có chút khó khắn.
5.5 Xử lý trần thạch cao bị nứt
Trần thạch cao bị nứt, sẽ rất phức tạp trong quá trình sửa chữa. Ngay từ đầu, hãy lựa chọn những mẫu trần thạch cao giật cấp chất lượng và đảm bảo về độ bền cũng như sự an toàn.
Giải pháp cho trần thạch cao bị nứt chính là dùng những vật liệu khác phủ mối nối tấm thạch cao. Những vật liệu này có thể gồm: băng giấy, bột xử lý mối nối chung dụng. Nhưng quá trình sửa chữa cùng cực kỳ phức tạp và đòi hỏi người có kinh nghiệm.
Tham khảo thêm MẪU TRẦN THẠCH CAO PHÒNG NGỦ VỢ CHỒNG
6. Những ý tưởng trần thạch cao giật cấp đơn giản đẹp, độc đáo
Đến đây bạn có thể biết trần thạch cao giật cấp đơn giản là gì? cũng đã xem qua những ý tưởng trần thạch cao đẹp, đơn giản như thế nào. Hy vọng bạn sẽ tìm được ý tưởng dành riêng cho không gian của mình.
Nếu bạn muốn thiết kế nội thất Đà Nẵng hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ thiết kế của VN Thing vẫn cần mẫn làm việc hết sức hăng hái.
VN Thing ĐANG Ở ĐÀ NẴNG
- Điện thoại: 0901 998 468
- Messenger: https://m.me/noithat.Thing
- Chat Zalo: https://zalo.me/0901998468
- Địa chỉ: Tầng 2, số 45 Trần Ngọc Sương, Cẩm Lệ, Đà Nẵng