Ánh sáng trong kiến trúc
CẬP NHẬT NGÀY 30/12/2023
Ánh sáng trong kiến trúc là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong các công trình. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng, nó còn tác động đến cảm xúc của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu và áp dụng thiết kế chiếu sáng kiến trúc một cách hợp lý.
Nhiều người cho rằng ánh sáng được sử dụng để góp phần tạo cảm xúc trong không gian và cấu trúc kiến trúc. Liệu có quá lời khi nói rằng ánh sáng là một ngôn ngữ được truyền đi bởi các kiến trúc sư và người dùng tiếp nhân? Lý thuyết ký hiệu học có thể giúp mình nhận ra ánh sáng và bóng tối đóng gói như thế nào?
1. Ánh sáng trong kiến trúc là gì?
Ánh sáng trong kiến trúc dùng để chỉ sự sắp xếp về cường độ, màu sắc, hướng chiếu sáng và một số yếu tố khác. Ánh sáng phù hợp, hài hoà và đáp ứng các nhu cầu về công năng sử dụng cũng như giá trị mà người dùng muốn.
Vẻ đẹp không gian càng được khẳng định nhờ ánh sáng trong nội thất từ cách bài trí cho đến kết hợp hiệu ứng ánh sáng. Trong nhiều công trình, kiến trúc sư sẽ thông qua ánh sáng để thể hiện các thông điệp, ý tưởng sáng tạo, độc đáo cho công trình đó.
Tham khảo thêm CẤU KIỆN TRONG XÂY DỰNG LÀ GÌ?
2. Phân loại Ánh sáng trong kiến trúc và nguồn sáng trong kiến trúc
2.1 Nguồn sáng trong kiến trúc
Có hai nguồn sáng chính cho các công trình kiến trúc như sau:
- Nguồn sáng tự nhiên: Nguồn sáng của mặt trời, trăng, sao là những nguồn sáng không phải do con người tạo ra. Bởi vậy chúng ta không thể điều khiển được nó, nhưng có thể tận dụng nó vào từng thời điểm thích hợp. Dĩ nhiên phải tính toán một cách tỉ mỉ để nguồn sáng này phát huy tối đa rồi.
- Nguồn sáng nhân tạo: Là nguồn sáng do người tạo ra, chính là các hệ thống đèn. Bởi vậy chúng ta có thể dễ dàng chủ động bố trí, điều chỉnh những chỉ số về góc chiếu, cường độ cũng như màu sắc.
2.2 Ánh sáng trong kiến trúc
Ánh sáng được chia thành hai dạng chính là ánh sáng thẳng và ánh sáng phân tán:
- Ánh sáng thẳng: Đây là loại ánh sáng có cường độ cao, có khả năng tạo bóng rõ ràng vì được phát ra và đi thẳng từ nguồn sáng tới những vật thể xung quanh.
- Ánh sáng phân tán: Là loại ánh sáng dịu nhẹ, mềm mại hơn và không thấy rõ bóng đổ. Ánh sáng này sẽ khuếch tán từ môi trường khác hay phản chiếu lại từ một vật thể khác nên khi nhìn vào sẽ rất dễ chịu.
3. Ánh sáng trong kiến trúc đóng vai trò gì?
Thứ nhất, thiết kế chiếu sáng kiến trúc góp phần nổi bật các tuyến tính, làm tăng thêm cảm giác mạnh mẽ cho các khối trong không gian.
Thứ hai, Ánh sáng trong kiến trúc có khả năng làm thay đổi hiệu ứng không gian, làm đồng nhất hoá không gian. Ngoài ra, ánh sáng cũng tham gia nổi bật hoặc kiểm soát bề mặt, để cho công trình có hiệu ứng về thị giác cao lên hay thấp đi, lồi ra hoặc lõm vào.
Thứ ba, Ánh sáng thể hiện một cách hoàn hảo các chi tiết, ngụ ý triết học ẩn chứa trong ý đồ sáng tạo nghệ thuật của kiến trúc sư.
Thứ tư, Trong tổng thể kiến trúc, sử dụng ánh sáng đúng cách còn làm nổi bật các nét riêng biệt của từng hình dáng. Nhờ đó mà từng cá thể, các chi tiết trong tổng thể vẫn có sự độc lập nhưng luôn có điểm giao nhau phong phú.
Thứ năm, Ánh sáng đóng vai trò trung gian để không gian nội thất có sự kết nối với môi trường xung quanh.
Cuối cùng, ánh sáng có màu sắc thích hợp không chỉ đem lại sự thu hút, giúp công trình kiến trúc trở nên nổi bật. Nó phải phản ánh được cái hồn và ý nghĩa đằng sau của đối tượng được chiếu sáng. Mức độ và ánh sáng nếu được vận dụng đúng thì nó chính là Ánh sáng trong kiến trúc.
Tham khảo thêm NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI ĐANG XÂY NHÀ
4. Nguyên tắc khi sử dụng thiết kế chiếu sáng kiến trúc
Ánh sáng xuất phát từ cảm xúc: Việc sử dụng ánh sáng không nên cứng nhắc theo các quy luật, quy tắc mà phải xuất phát từ cảm xúc. Mỗi công trình đều cần có mối liên hệ giữa không gian và con người. Cần cân nhắc theo nhu cầu, mong muốn của gia chủ cùng với phong cách nội thất tổng quan là điều đầu tiên bạn nên biết.
Phối màu ánh sáng một cách khéo léo: Các màu sắc khác nhau sẽ đem lại hiệu quả thẩm mỹ khác nhau, cảm giác tạo ra cũng khác nhau. Ví dụ như: Màu trắng ấm tạo hiệu ứng không gian nhỏ hơn, màu sáng trắng thì cảm giác không gian có phần thoáng và rộng lớn hơn. Hơn nữa, cảm nhận về không gian sống còn được hình thành từ ánh sáng phản xạ trên bề mặt tường nhà hay đồ nội thất xung quanh.
Kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo: Hai nguồn ánh sáng này đều rất quan trọng, không thể bỏ qua bất cứ một nguồn sáng nào. Tốt nhất là nên kết hợp cả hai để tạo nên sự hài hoà về thị giác, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Ánh sáng tự nhiên sẽ gắn liền với sự thoải mái, gần gũi vì thế nó làm cho không gian trở nên chân thật, tươi mới hơn.
- Ánh sáng nhân tạo sẽ giúp không gian sinh động, sáng tạo và tràn đầy năng lượng, mang hơi thở nghệ thuật.
Bởi vậy mà nên kết hợp hai nguồn sáng trên để chúng phối hợp, bổ trợ lẫn nhau tạo ra không gian kiến trúc ấn tượng, tích cực và đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Định hướng sử dụng thiết kế chiếu sáng kiến trúc: Việc lựa chọn góc và hướng chiếu sáng có mục đích chính là làm không gian trở nên rõ ràng hơn. Nhấn nhá ánh sáng đúng vị trí sẽ thể hiện được đúng mục đích thiết kế, làm nổi bật nghệ thuật chiếu sáng trong kiến trúc. Nếu sai sẽ có thể phá hoại sự trực quan của khu vực đó.
Thiết kế phân tần khi trang trí ánh sáng trong nội thất: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ về không gian cũng như nhu cầu sử dụng. Chẳng hạn như: nguồn sáng mạnh cần đặt ở khu vực trọng điểm, những bóng đèn với cường độ sáng thấp thì cân đối bố trí quanh đó.
Việc phân tần này không chỉ giúp cải thiện chức năng chiếu sáng mà còn giúp tạo ra nhiều màu sắc lung linh hơn.
Tham khảo thêm TRANG TRÍ CĂN HỘ THANH LỊCH
5. Những chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng Ánh sáng trong kiến trúc
5.1 Độ hoàn màu – Chỉ số CRI
CRI (Color Rendering Index) là độ hoàn màu hay chỉ số hoàn màu. Nó phản ánh sự trung thực của ánh sáng. CRI sẽ được đánh giá thông qua sự trung thực của màu sắc vật thể dưới điều kiện có ánh sáng đỏ chiếu vào.
Độ hoàn màu của ánh sáng mặt trời là 100, các nguồn sáng tốt nhất nên có chỉ số CRI từ 80- 95.
5.2 Quang thông – Chỉ số Lumen
Chỉ số Lumen là đơn vị đo tổng lượng ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy từ một nguồn sáng bất kỳ. Số Lumen càng cao thì đèn càng sáng như không hoàn toàn được phản ánh bằng đơn vị Watts như nhiều người nghỉ. Bởi Watts là đơn vị đo tiêu thu điện năng chứ không phản ánh năng lượng ánh sáng.
5.3 Độ rọi – Chỉ số Lux
Độ rọi- chỉ số Lux biểu hiện quang thông được xác định trên 1 đơn vị diện tích bề mặt được chiếu sáng. Chỉ số rọi cao cho thấy cường độ ánh sáng Lux trên bề mặt mà bạn có thể cảm nhận được độ mạnh, yếu của ánh sáng.
Công thức tính độ rọi: 1 đơn vị ánh sáng lux = 1 lume/m2
Mỗi một không gian sẽ có tiêu chuẩn độ rọi nhất định để đảm bảo công năng sử dụng. Ví dụ như:
- Phòng hội nghị, phòng họp: 500lux
- Lớp học: 300lux
- Khu vực cầu thang, hành lang của các khu chung cư, cao ốc: 750lux.
- Phòng ngủ: 150lux
- Phòng khách gia đình: khoảng 150lux – 300lux
- Phòng bếp gia đình: Khoảng 400lux – 800lux
- Phòng tắm: 400lux- 800lux
5.4 Nhiệt độ màu kelvin – Chỉ số CCT
Nhiệt độ màu được viết tắt là CCT- Correlated Color Temperature được dùng để xác định ánh sáng phát ra có màu gì, là ánh sáng ấm hay lạnh.
Nhiệt độ màu được đo bằng thang Kelvins (K) và dao động từ 1000k đến 10.000K. Chỉ số càng cao thì màu càng lạnh, K càng thấp thì màu ấm hơn.
Ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến cảm giác và tinh thần của con người bởi vậy việc bố trí Ánh sáng trong kiến trúc rất quan trọng. Ví dụ như:
- Ánh sáng trắng được dùng cho những khu làm việc để tăng khả năng tập trung, tỉnh táo.
- Ánh sáng vàng mang lại cảm giác ấm cúng, dễ chịu và thư giãn.
- Những ánh sáng khác như xanh, đỏ,… chủ yếu dùng để trang trí. Nó làm nổi bật thêm không gian.
6. Nên ứng dụng Ánh sáng trong kiến trúc như thế nào?
6.1 Thiết kế giếng trời hoặc xây dựng tầng áp mái
Nhiều căn nhà phố bị giới hạn về diện tích nên phương án để bổ sung ánh sáng tự nhiên được sử dụng nhiều nhất là giếng trời hoặc tầng áp mái. Những kiến trúc ít cửa sổ có thể thay thế bằng cách dùng lớp kính cường lực hoặc kính mờ để hứng ánh sáng tự nhiên.
Tìm hiểu thêm về giếng trời:
6.2 Không gian mở để phát huy hết giá trị Ánh sáng trong kiến trúc
Xu hướng thiết kế ngày nay là không gian mở, không cần quá nhiều tường hoặc vách ngăn giữa các khu vực trong không gian. Càng nhiều tường càng tạo nên sự rời rạc, chật chội và ánh sáng sẽ bị phân tán đi.
Việc tạo ra các khoảng thông nhau hợp lý giúp người trong nhà có tâm trạng thoải mái và dễ chịu. Đặc biệt là khi ánh sáng đi theo chiều thẳng, kết hợp thêm hiệu ứng phân tần và khuếch tán tự nhiên thì hiệu quả sẽ càng tuyệt vời hơn.
Tham khảo thêm THIẾT KẾ NHÀ THEO KHÔNG GIAN MỞ
6.3 Tạo nên không gian sáng tạo với các loại đèn và hướng chiếu sáng
Các loại đèn chiếu sáng hay đèn trang trí ngày nay rất đa dạng từ kiểu dáng, màu sắc cho đến hướng chiếu sáng.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều mẫu đèn thông tầng, đèn led dây, đèn ốp tường,… Nó tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, phong cách thiết kế. Quan trọng hơn là đúng sở thích, đúng nguyên tắc bố trí sáng trong thiết kế nội thất.
6.4 Kết hợp hoàn hảo giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo
Quy trình thiết kế – lắp đặt – sử dụng hệ thống chiếu sáng đều phải cân nhắc mối tương quan giữa nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo. Ánh sáng và nguồn sáng hoàn toàn là 2 khái niệm khác nhau nên phải điều tiết sao cho hài hoà mà không bên nào át được bên nào.
Khu vực tiếp khách quan trọng nên tận dụng ánh sáng tự nhiên nhưng vẫn phải bố trí đủ hệ thống đèn để có thể thấy rõ ràng cả hai phía. Với những khu vực riêng tư hơn thì có thể dùng các đèn trang trí, tận dụng tối đa những mẫu đèn khuếch tán để có được hiệu quả ánh sáng tự nhiên, dịu nhẹ vừa đủ.
6.5 Bố trí ánh sáng phù hợp với nhu cầu sử dụng
Nghệ thuật chiếu sáng trong các công trình kiến trúc luôn nhấn mạnh vào sự phù hợp bên cạnh yếu tố thẩm mỹ. Sử dụng những loại đèn chiếu sáng có hiệu ứng khác nhau sẽ mang đến hiệu quả thị giác khác nhau. Bạn có thể sử dụng hệ thống chiếu sáng hợp lý cho từng khu vực hoặc tìm cách kết hợp chúng.
- Ánh sáng chiếu trực tiếp: Những loại đèn chiếu sáng trực tiếp tới bề mặt về sẽ mang lại cảm giác chân thực và rõ ràng nhất cho không gian. Đèn chiếu sáng trực tiếp thường sử dụng trong văn phòng, bàn làm việc, khu vực nấu nướng,…
- Ánh sáng chiếu gián tiếp: Phương án chiếu gián tiếp dùng để chiếu tới bề mặt và ánh sáng được phản xạ lại nên cường độ tương đối nhẹ. Nó mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng và được sử dụng trong hầu hết các không gian thư giãn.
- Ánh sáng khuếch tán: Đường đi của ánh sáng không trực tiếp đến bề mặt mà sẽ đi qua bộ khuếch tán như thuỷ tinh hoặc nhựa rồi toả ra các hướng. Phần lớn ánh sáng sẽ chiếu vào bề mặt nhất định, thường là chiếu lên tường hoặc trần nhà để lấy phản xạ.
- Chiếu sáng hiệu ứng: Kiểu này được dùng nhiều trong kiến trúc hiện đại bởi Ánh sáng trong kiến trúc sẽ làm nổi bật nguồn sáng và các đường nét không gian. Theo đó, hệ thống đèn sẽ sáng gắn chìm vào tường hoặc trần nhà nên sẽ tạo ra hiệu ứng hào quang.
- Điểm nhấn chiếu sáng: Kiểu chiếu sáng làm điểm nhấn được áp dụng phổ biến ở các khu thương mại, bảo tàng. Nhưng ngày nay cũng được nhiều gia đình áp dụng để tăng thêm tính thẩm mỹ.
- Chiếu sáng dạng dải: Phương pháo này sẽ dùng một chuỗi các điểm sáng hoặc hệ đèn LED để tạo nên dải ánh sáng nối tiếp trên bề mặt.
Ánh sáng trong kiến trúc đóng vai trò rất quan trọng. Bất kỳ một công trình nào cũng cần bố trí ánh sáng để tạo nên một không gian đẹp mắt và đầy nghệ thuật. Đến đây bạn có thể trả lời được câu Ánh sáng trong kiến trúc là gì? Nên bố trí thiết kế ánh sáng trong nội thất ra sao? Những chỉ số của Ánh sáng trong kiến trúc là gì? Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.
Nếu bạn muốn thiết kế nội thất Đà Nẵng hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ thiết kế của VN Thing vẫn cần mẫn làm việc hết sức hăng hái.
VN Thing ĐANG Ở ĐÀ NẴNG
- Điện thoại: 0901 998 468
- Messenger: https://m.me/noithat.Thing
- Chat Zalo: https://zalo.me/0901998468
- Địa chỉ: Tầng 2, số 45 Trần Ngọc Sương, Cẩm Lệ, Đà Nẵng