Cửa thông gió nhà vệ sinh
CẬP NHẬT NGÀY 02/05/2023
Cửa thông gió nhà vệ sinh là một thiết bị vô cùng quan trọng giúp không gian nhà vệ sinh luôn thông thoáng, hạn chế tối đa sự ẩm ướt, vi khuẩn có hại. Rất nhiều người thắc mắc rằng kích thước cửa thông gió nhà vệ sinh có quan trọng không, có một số liệu cụ thể nào không? Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.
1. Cửa thông gió nhà vệ sinh có tác dụng gì?
Nhiều người cho rằng cửa thông gió nhà vệ sinh không quá quan trọng, tuy nhiên bạn sẽ phải suy nghĩ lại vì nó có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sinh hoạt hàng ngày đó. Bởi cửa thông gió nhà vệ sinh được thiết kế luôn luôn mở để điều chuyển không khí trong và ngoài nhà giúp đẩy luồng khí nóng ra bên ngoài.
Cửa thông gió nhà vệ sinh không những giúp tăng thêm ánh sáng cho nhà vệ sinh mà còn tăng tường việc trao đổi không khí, giúp nhà vệ sinh trở nên thông thoáng hơn. Từ đó tránh các tình trạng ẩm mốc và mùi hôi khó chịu.
Những điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm trạng cũng như phong thuỷ của gia chủ. Cứ tưởng tượng xem khi bạn bước vào một nhà vệ sinh thoáng sáng và một bên tối tăm, ẩm mốc thì bạn sẽ lựa chọn nhà vệ sinh nào.
Tác dụng vô cùng lớn của cửa thông gió nhà vệ sinh chính là ngăn chặn các vi khuẩn gây hại bằng cách hạn chế môi trường sinh trưởng của chúng. Nó tạo cảm giác thoải mái, hạn chế tối đa các căn bệnh đường hô hấp, da liễu. Cửa thông gió nhà vệ sinh không chỉ áp dụng vào nhà ở mà còn áp dụng vào các công trình lớn như: trường học, nhà máy, trung tâm thương mại,…
Xem thêm THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN TRONG NHÀ Ở
2. Phân loại và Kích thước cửa thông gió nhà vệ sinh
2.1 Phân loại cửa thông gió nhà vệ sinh hiện nay
Thứ nhất, cửa chớp. Loại cửa này có thể mở đóng lại trong chớp nhoáng và điều chỉnh mức độ mở đóng. Chất liệu được dùng thường là nhôm, kính, sắt, nhựa lõi thép….
Thứ hai, cửa sổ mở hất. Loại cửa này thường được lắp đặt mở khoảng 20-30 độ để đảm bảo không khí luôn lưu thông mà vẫn đảm bảo an toàn. Chất liệu thường dùng là nhôm kính, sắt kính, nhựa lõi thép.
Thứ ba, cửa sổ trượt lên xuống. Cửa này thường được lắp đặt nhiều cho cửa thông gió phòng khách, phòng ngủ, cầu thang. Cửa sổ có độ mở và khung rộng hơn 2 loại cửa phía trên giúp truyền sáng tốt hơn. Nhưng cửa này có nhược điểm là không ngăn được nước mưa văng vào khi mở cửa. Chất liệu thường dùng là nhôm kính.
2.2 Kích thước cửa thông gió nhà vệ sinh
Ngay từ công đoạn thiết kế cần chú trọng đến kích thước cửa thông gió nhà vệ sinh để đảm bảo việc lưu thông không khí, tản mùi, giảm ẩm mốc hoạt động bình thường và liên tục.
Thường thì kích thước cửa thông gió nhà vệ sinh sẽ giao động vào kích thước sau:
- Chiều cao: 300- 450mm hoặc 620- 675- 695mm
- Chiều rộng: 300- 400- 500- 600mm hoặc 470- 590- 610- 620- 665mm
Việc bố trí cửa sổ thông gió cũng khá quan trọng vì phải đảm bảo chức năng chính của cửa vừa đảm bảo sự riêng tư, kín đáo. Thường thì cửa thông gió nhà vệ sinh được bố trí cao sát trần và tránh hướng nhìn thẳng từ cửa sổ, ban công đối diện. Để đảm bảo hơn về sự riêng tư thì bạn có thể dùng các loại kính hất, mở, kính mờ, kính màu,… Nếu có điều kiện thì có thể lắp thêm quạt thông gió.
Xem thêm KÍCH THƯỚC THÔNG THỦY
3. Lưu ý khi thiết kế cửa thông gió nhà vệ sinh
3.1 Kích thước cửa sổ phải hợp lý
Kích thước cửa sổ phải hợp lý vì nó phải hài hoà với không gian tổng thể thì mới có thể tạo được vẻ đẹp thẩm mỹ cho nhà vệ sinh.
Nếu cửa sổ thông gió quá nhỏ thì không thể phát huy tác dụng trong việc trao đổi không khí. Cũng như một cửa sổ quá lớn trong không gian quá nhỏ thì gây cảm giác lộ thiên hớ hên. Dù là trường hợp nào cũng gây khó chịu cho người sử dụng.
3.2 Vị trí đặt cửa sổ nhà vệ sinh nên đảm bảo sự kín đáo
Kích thước của nhà vệ sinh khác nhau nên tuỳ vào kích thước và chức năng mà chọn nơi đặt cửa thông gió sao cho phù hợp. Tuy nhiên, cửa sổ thường sẽ được đặt cao hơn đầu người để đảm bảo sự kín đáo cho gia chủ. Đây là vị trí khá lý tưởng vì có thể đón sáng, thông thoáng lại không bị nhòm ngó từ bên ngoài.
3.3 Cửa thông gió nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng đến phong thuỷ
Cửa thông gió nhà vệ sinh ảnh hưởng nhiều đến phong thuỷ hơn là bạn nghĩ đấy. Theo phong thuỷ thì nếu nhà vệ sinh bí bách sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với gia chủ. Hơn nữa những khí thải này gây mùi hôi cũng như khí uế ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng.
Một số lưu ý để có cửa thông gió nhà vệ sinh hợp phong thuỷ:
- Cửa sổ nhà vệ sinh không nên đặt đối diện với cửa phòng ngủ vì như vậy sẽ làm người ngủ không ngon giấc.
- Cửa sổ trong nhà vệ sinh không nên đặt quá thấp hay quá cao. Vì điều này đôi khi sẽ gây bất lợi đến cho gia chủ trong quá trình sử dụng.
- Kích thước không nên quá hẹp vì ảnh hưởng đến việc thông gió, đón sáng.
- Bên cạnh đó, không để thiết kích thước cửa thông gió nhà vệ sinh quá lớn so với nhà vệ sinh vì làm mất cân bằng phong thuỷ.
- Những hình dạng cửa như vuông, chữ nhật, oval, hình tròn,… phù hợp với số tử vi và sở thích của gia chủ.
3.4 Chọn kiểu dáng phù hợp với phong cách thiết kế
Hiện nay để phù hợp với sở thích, nhu cầu của từng gia chủ mà cửa thông gió nhà vệ sinh có rất nhiều kiểu dáng. Những kiểu này có thể tuỳ vào sở thích cũng như phong cách của không gian.
3.5 Chất liệu của cửa thông gió nhà vệ sinh
Bạn nên chọn những vật liệu bền bỉ, có khả năng chống ăn mòn và chống oxy hoá. Do tính chất đặc thù, nhà vệ sinh luôn có độ ẩm cao, dễ ẩm mốc. Vì vậy, những chất liệu như nhôm, kính, kim loại, kính mờ,…
Bạn nên ưu tiên những loại kính mờ, đục, có hoa văn,… để giảm tầm nhìn, bảo vệ không gian riêng tư cho gia đình bạn.
Xem thêm GẠCH THÔNG GIÓ
4. Tổng hợp những cửa thông gió nhà vệ sinh đẹp, hợp phong thuỷ
Trên đây là những thông tin về cửa thông gió nhà vệ sinh mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn. Nếu bạn đang có thắc mắc gì về kích thước cửa thông gió nhà vệ sinh hay ý tưởng gì khác thì hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nếu bạn muốn thiết kế nội thất Đà Nẵng hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ thiết kế của VN Thing vẫn cần mẫn làm việc hết sức hăng hái.
VN Thing ĐANG Ở ĐÀ NẴNG
- Điện thoại: 0901 998 468
- Messenger: https://m.me/noithat.Thing
- Chat Zalo: https://zalo.me/0901998468
- Địa chỉ: Tầng 2, số 45 Trần Ngọc Sương, Cẩm Lệ, Đà Nẵng