Gạch thông gió
CẬP NHẬT NGÀY 20/05/2023
Gạch thông gió được sử dụng nhiều trong công trình xây dựng hiện nay từ hiện đại cho đến cổ điển. Với nhiều công dụng, giá thành lại rẻ, dòng gạch này đang được nhiều người quan tâm và ưa chuộng. Nhưng những mẫu gạch thông gió này có ưu và nhược điểm gì. Nếu bạn đang tìm những mẫu gạch thông gió đẹp thì có thể tham khảo bài viết sau đây.
1. Gạch thông gió là gì?
Gạch thông gió trang trí là một loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong kiến trúc hiện đại ngày nay. Với nhiều ưu điểm về cấu trúc đặc biệt và đa dạng về mẫu mã gạch thông gió mỹ thuật mang đến điểm nhấn, những bức tường này giúp khai phá điểm mới của từng không gian.
Gạch bông gió được đúc thủ công, là vật liệu không nung, thân thiện với môi trường. Gạch được nén ép ở áp lực cao nên có độ bền cao, chịu lực tốt và bền vững theo thời gian. Với công dụng giúp lấy ánh sáng cho những không gian bí bách, chật chội cũng như giúp trang trí mặt tiền, chống mưa tạt.
Lưu ý: Gạch thông gió cũng có những cái tên khác như: gạch bông gió, gạch hoa gió.
Gạch thông gió hiện tại có 2 loại chất liệu:
- Gạch thông gió bằng đất nung: Đây là chất liệu truyền thống là đất nung. Ưu điểm của loại gạch này là chất liệu đất nung nên giá thành khá rẻ so với các loại khác. Tuy nhiên, gạch thông gió đất nung có nhược điểm duy nhất chính là khả năng chịu lực kém, dễ vỡ và có kích thước không đồng nhất. Do vậy, thời điểm hiện tại loại này cũng khá ít được sử dụng.
- Gạch thông gió bằng xi măng: Nguyên liệu chính này là xi măng, đây là loại gạch có ưu điểm vượt trội hơn so với gạch bông gió đất nung. Đó là khả năng chịu lực tốt, ít vỡ, có sự đồng nhất về kích thước, đa dạng về mẫu mã, ít sai lệch,… Thường có 2 loại màu sắc là trắng và xám xi măng.
Xem thêm THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN TRONG NHÀ Ở
2. Ưu và nhược điểm của gạch thông gió
2.1 Ưu điểm
- Chất liệu bền, tuổi thọ sử dụng cao.
- Hoa văn, hoạ tiết của Gạch thông gió vô cùng đa dạng, bắt mắt, nâng cao tính thẩm mỹ cho kiến trúc nhà hiện đại.
- Tạo độ thông thoáng và hấp thụ ánh sáng tốt cho ngôi nhà, đặc biệt là những không gian có diện tích hẹp.
- Có khả năng chống nóng và thông gió hiệu quả, tạo không gian thoáng đãng và mát mẻ.
- Giá thành tương đối rẻ, thấp hơn các vật liệu khác, giúp tiết kiệm và tối ưu chi phí.
2.2 Nhược điểm
- Khả năng chống tiếng ồn kém.
- Trọng lượng dày và nặng, khó khăn trong việc di chuyển.
- Khó vệ sinh, khó bảo dưỡng.
Xem thêm NHÀ THÔNG TẦNG
3. Kích thước Gạch thông gió
Kích thước Gạch thông gió sẽ được lựa chọn tuỳ theo diện tích không gian. Hiện nay, loại gạch này có 4 kích thước chính, khác nhau về chiều dài cạnh, độ dày viên gạch. Qua đó, bạn có thể lựa chọn mẫu gạch phù hợp cũng như dự trù được số gạch cần dùng, tránh lãng phí hoặc thiếu hụt. Dưới đây chỉ là một số kích thước gạch thông gió phổ biến có thể tham khảo:
Gạch thông gió kích thước 20×20: Thực tế loại gạch hoa gió này có kích cỡ cạnh là 19x19mm. Có 2 loại độ dày khác nhau nên các kích thước sẽ là: 19x19x65mm và 19x19x160mm.
Gạch thông gió kích thước 30×30: Kích thước thực tế của loại gạch này là 29x29cm ở các cạnh. Kích thước chính xác, đầy đủ là 290x290x80cm.
Trên thực tế, gia chủ cần cân nhắc đến kích cỡ gạch thông gió 20×20 cho không gian nhỏ, vách ngăn phòng. Gạch 30×30 kích thước lớn dùng với gạch tường ngoại thất, với đặc thù diện tích lớn.
Xem thêm GIẾNG TRỜI CUỐI NHÀ ỐNG
4. Ứng dụng của gạch thông gió trong hiện tại
Thứ nhất, chắn mưa. Dòng gạch thông gió này có thiết kế đặc biệt với khả năng chống mưa hiệu quả ngay cả khi trời mưa to, gió lớn. Gạch có mặt đứng được thiết kế kín với 2 mảng so le nhau. Kiểu thiết kế này giúp gạch có thể thông gió, lấy ánh sáng hiệu quả mà vẫn chắn được mưa.
Thứ hai, gạch bông gió trang trí mặt tiền. Sử dụng gạch trang trí lan can ban công kết hợp với mặt tiền đang là xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn. Cách thiết kế này giúp lấy sáng, lấy gió tự nhiên rất tốt, nhờ vậy mà không gian sẽ trở nên thoáng, đẹp và đảm bảo yếu tô phong thuỷ.
Thứ ba, dùng gạch thông gió làm vách ngăn. Vách ngăn giữa các phòng nếu sử dụng tường như thông thường sẽ gây bí bách. Đặc biệt với những căn hộ có diện tích nhỏ sẽ càng bức bối, chật chội. Không chỉ vậy, nó đảm bảo tính riêng tư mà vẫn giữ được sự thông thoáng, đón gió rất tốt có tất cả các căn phòng.
Cuối cùng, dùng gạch bông gió làm hàng rào. Sử dụng gạch thông gió để ốp tường rào cũng là một trong những cách để trang trí cho khu vực ngoại thất của mình. Khu vực rào sẽ trở nên mới lạ và ấn tượng với những ý tưởng thiết kế độc đáo bằng Gạch thông gió.
5. Ý tưởng ứng dụng gạch thông gió trong thực tế
Trên đây là tất cả những kiến thức liên quan đến Gạch thông gió trong thiết kế nhà ở cũng như những ý tưởng ứng dụng thực tế của loại gạch này. Hy vọng những ý tưởng này sẽ tạo nguồn cảm hứng cho bạn trong thiết kế không gian nhà ở của mình.