Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng

CẬP NHẬT NGÀY 23/12/2023

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng là kiểu thiết kế của nhiều năm trước và hiện tại thường được áp dụng vào các công trình quy mô cao cấp hơn. Bởi hầu hết ngày nay ở các thành phố lớn vì điều diện tích nên thường có thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm chung. Vậy việc dùng thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng có những ưu điểm gì? Nó có hợp lý với bối cảnh kiến trúc hiện tại?

lợi ích của thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng (5)

1. Ưu và nhược điểm khi chọn thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng

1.1 Ưu điểm

  • Phân chia hợp lý thời gian sử dụng: Với cách thiết kế này thì sẽ thích hợp với những gia đình có đông thành viên. Nó giúp các thành viên đảm bảo nhu cầu cá nhân mà không ảnh hưởng đến người khác.
  • Giúp tạo cảm giác riêng tư cho các thành viên trong gia đình: Thiết kế này mang đến sự riêng tư cho các thành viên trong gia đình. Không chỉ giúp việc sử dụng thoải mái hơn mà còn giúp gia chủ có thể cải thiện không gian sinh hoạt, sạch sẽ hơn.

  • Có thể bố trí nhiều tiện ích thích hợp cho việc sử dụng: Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm chung sẽ bị hạn chế về diện tích nên nhiều khi cần chú ý nhiều về mặt bố trí không gian. Nhưng đối với những thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng thì gia chủ có thể hoàn toàn thoải mái bố trí đồ nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • Phát huy hết công năng sử dụng mang lại sự thoải mái cho người dùng: Có một điều cần cân nhắc rằng thiết kế nhà vệ sinh và phòng tắm riêng biệt sẽ mang đến cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Một không gian sạch sẽ, tách khỏi những cảm giác khó chịu từ nhà vệ sinh. Quá trình vệ sinh và bảo dưỡng hai khu vực này cũng dễ dàng hơn với sự rạch ròi về chức năng lẫn thẩm mỹ.

Tham khảo thêm NHÀ VỆ SINH TRONG PHÒNG NGỦ ĐẸP

1.2 Nhược điểm

  • Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng này chỉ được dùng tốt cho những ngôi nhà có diện tích lớn. Bởi thiết kế đặc biệt này cần phải có diện tích lớn để tránh cảm giác chật chội, ẩm ướt gây nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng.

thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng đẹp (4)
  • Tốn nhiều chi phí: Việc tách riêng nhà vệ sinh và nhà tắm sẽ khiến bạn tốn nhiều chi phí từ thiết kế cho đến xây dựng. Việc trang bị đầy đủ đồ nội thất cũng sẽ gây tốn kém nhiều hơn so với thiết kế chung.
  • Gia chủ cần có nhiều thời gian vệ sinh, dọn dẹp: Dĩ nhiên không gian rộng rãi thì việc dọn dẹp sẽ tốn nhiều thời gian hơn rồi. Hơn nữa với thiết kế này sẽ khiến thời gian xây dựng lâu hơn bình thường.

2. Thiết kế bố cục của nhà vệ sinh và nhà tắm riêng

2.1 Thiết kế bố cục nhà vệ sinh

Không gian nhà vệ hoàn chỉnh sẽ có bồn rửa, bồn cầu. Trong đó, hai món này có khoảng cách tối thiểu là 40cm để đảm bảo trong quá trình di chuyển cũng như quá trình sử dụng.

thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng đẹp (6)

Tiêu chuẩn thì diện tích cho nhà vệ sinh được khuyến nghị rơi vào từ 1.2m2 cho đến 1.5m2.

2.2 Bố cục của nhà tắm

Đối với nhà tắm thì khu vực này được chia làm 2 khu vực khô và ướt.

  • Khu ướt: là nơi diễn ra các hoạt động như tắm rửa, giặt giũ,…. các thiết bị đi kèm như vòi sen, bồn tắm.
  • Khu vực khô: Nơi diễn ra các hoạt động như rửa tay, thay quần áo, trang điển,… đi kèm là các thiết bị như bệ rửa, lavabo, gương soi và thông thường sẽ được bố trí gần với lối cửa ra vào cửa nhà tắm.

lợi ích của thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng (2)

Gợi ý diện tích được khuyến nghị xây dựng cho nhà tắm theo tiêu chuẩn chung từ 2,5m2 cho đến 4m2. Còn nếu như bạn muốn hướng không gian nhà tắm của mình theo hướng spa thư giãn thì có thể thi công theo diện tích 10m2 cho đến 12m2.

3. Bố trí và thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng

3.1 Về kích thước

  • Nhà vệ sinh diện tích nhỏ: Đối với những không gian nhỏ nhưng vẫn muốn thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng thì cần chú ý bố trí vật dụng tối giản để tránh trường hợp mọi thứ chồng chéo lên nhau.

thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng (5)

  • Nhà vệ sinh diện tích vừa: Nhà vệ sinh gia đình thường có diện tích khoảng 4m2 đến 6m2 sẽ trông có nhiều không gian thoáng đãng hơn. Gia chủ cũng dễ bố trí thêm một số đồ nội thất theo sở thích sử dụng.

thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng (9)

  • Nhà vệ sinh diện tích rộng: Thật tuyệt vời nếu bạn sở hữu không gian khoảng 10m2 trở nên. Với diện tích trên, bạn có thể đặt hẳn một chiếc bồn tắm và khu vực đứng tắm thoải mái.

3.2 Bố trí nội thất trong không gian nhà tắm và vệ sinh riêng

Đối với nhà vệ sinh:

  • Chọn cửa nhà vệ sinh có chiều cao khoảng 1m9 -2m1 – 2m3. Chiều rộng tương ứng sẽ là 0.68m -0.82m – 1.01m.
  • Quạt thông gió cũng cần được trang bị trong không gian này.
  • Nơi để giấy cũng được bố trí gần bồn cầu để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
  • Thêm cây xanh để lọc không khí cũng như tăng tính thẩm mỹ cho không gian.

lợi ích của thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng (7)

Đối với nhà tắm:

  • Khu vực này thường xuyên tiếp xúc với nước nên chú ý lựa chọn những vật liệu có độ nhám vừa phải. Gạch lót cần chú ý việc chống trơn trượt, có độ bền cao, không bay màu.
  • Kích thước gạch lát phổ biến hiện tại là 20×20 cm. Gạch ốp tường là 20×20 cm hoặc 20×30 cm.
  • Không thiết kế giá treo khăn quá gần chỗ đứng tắm.
  • Chiều cao cửa trần tối thiểu là 2m2 và không ốp gạch lên sát trần mà chỉ nên dùng sơn.
  • Lavabo hay còn gọi là chậu rửa mặt là sản phẩm quyết định vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian này. Không cần bố trí quá sâu bên trong phòng tắm vì như vậy sẽ khiến cho không gian mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ.

  • Đừng quên đem màu xanh của cây vào để có thể lọc không khí và tăng thêm vẻ đẹp nhé.
  • Gương là món không thể thiếu trong phòng tắm. Nên chọn đúng chiều rộng, cao và đặt vào vị trí phù hợp với phong thuỷ.
  • Vòi sen là thiết bị được xem là không thể nào thiếu với một nhà tắm đạt chuẩn. Gia chủ nên cân nhắc đến đến vấn đề sử dụng của các thành viên mà chọn loại phù hợp.

Tham khảo thêm MẪU NHÀ TẮM LỘ THIÊN

3.3 Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng theo phong thuỷ

Đối với nhà vệ sinh:

  • Không đặt nhà vệ sinh ngay trung tâm của ngôi nhà nhé vì nó không chỉ mất mỹ quan mà còn không hợp phong thuỷ.
  • Chú ý thiết kế 2 nhà vệ sinh quay lưng vào nhau.

lợi ích của thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng (1)

  • Nếu nhà nhiều tầng thì nhà vệ sinh tầng trên không nằm trên phòng ngủ tầng dưới. Điều này sẽ sinh ra hung khí ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.
  • Tránh cho hướng của bồn cầu trùng với hướng nhà hoặc trực diện với giường, bếp nấu.
  • Không chọn hướng bồn cầu quay về hướng Bắc. Tốt nhất là đặt hướng vuông góc hoặc chéo với cửa nhà vệ sinh.

Tham khảo thêm GIƯỜNG NGỦ ĐỐI DIỆN NHÀ VỆ SINH

Đối với nhà tắm:

  • Không thiết kế cửa nhà tắm và nhà vệ sinh đối diện cửa ra vào phòng ngủ hoặc đối diện giường ngủ.

thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng (3)

  • Treo gương trong phòng tắm được coi là cách hoá giải phong thuỷ. Gương giúp đẩy lùi năng lượng không tốt.
  • Không chọn bồn tắm có hình dạng rõ ràng hoặc hình tam giác.
  • Chọn gam màu phù hợp với mệnh của gia chủ.

3.4 Bố trí ánh sáng và gió

Để tránh tình trạng ẩm mốc, ẩm ướt, bí bách,… thì nên cần bố trí ánh sáng và thông gió sao cho hợp lý.

  • Quạt thông gió được lắp đặt ở vị trí trung tâm không gian của căn phòng.

lợi ích của thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng (5)

  • Nếu không có quạt thì nên ưu tiên một cửa sổ để đón gió, đón sáng và thông khí.
  • Tại trung tâm bạn nên lắp đặt đèn để toàn bộ không gian đều có ánh sáng.
  • Các công tắc đèn và ổ cắm điện cần phải được đặt ở xa so với nguồn nước, có ngắt mạch nối để bảo vệ.

Tham khảo thêm CỬA THÔNG GIÓ NHÀ VỆ SINH

3.5 Bố trí thiết bị vệ sinh

Mỗi một khu vực chức năng sẽ cần có thiết bị vệ sinh tương ứng. Do đó, để lắp đặt các thiết bị hợp lý, chúng tôi khuyến nghị bạn nên:

  • Chỉ nên đặt các thiết bị nội thất cơ bản cần thiết, hạn chế các nội thất to lớn tốn diện tích và rườm rà.

lợi ích của thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng (6)

  • Chất liệu, màu sắc nội thất cần có sự đồng bộ và hài hoà với nhau.
  • Các thiết bị vệ sinh cần có chất lượng cao, độ bền lâu để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Khoảng cách và chiều cao lắp đặt cần tuân thủ theo đúng như các khuyến nghi của kiến trúc sư để mang đến cho người sử dụng sự trải nghiệm tốt nhất.

Tham khảo thêm TỦ NHÀ VỆ SINH

3.6 trang trí không gian nhà tắm và nhà vệ sinh

Để giúp tăng cảm giác thoải mái và trải nghiệm thú vị khi sử dụng thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng. Gia chủ có thể trang trí phòng vệ sinh bằng nến thơm, đèn led chống nước hoặc chậu cây nhỏ.

thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng đẹp (13)

Gạch ốp tường nên chọn màu và hoa văn đồng nhất với tổng thể của căn phòng. Hãy cân nhắc lắp đặt thêm một quạt treo tường trong nhà tắm để mỗi lần vệ sinh xong sẽ nhanh khô hơn.

4. Ý tưởng thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng đẹp, độc đáo

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng đem đến nhiều lợi ích không thể bỏ qua cho người dùng, nhất là những nhà có nhiều thành viên. Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn thiết kế này để thuận tiện cho việc sử dụng. Hy vọng những ý tưởng này sẽ hữu ích đối với bạn.

Nếu bạn muốn thiết kế nội thất Đà Nẵng hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ thiết kế của VN Thing vẫn cần mẫn làm việc hết sức hăng hái.

VN Thing ĐANG Ở ĐÀ NẴNG

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xếp hạng

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt vote: 15

Tặng 5 sao khích lệ người viết

Chia sẻ bài viết:

Để lại bình luận

Email của bạn được bảo vệ an toàn

VN Thing