Sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

CẬP NHẬT NGÀY 10/09/2023

Một ngôi nhà thực sự không chỉ mang vẻ đẹp bắt mắt, công năng tiện dụng mà còn mang đến sự tiện nghi. Một yếu tố nếu bỏ quên thì thực sự sai lầm là hệ thống cấp thoát nước. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó chịu nếu nguồn nước luôn bị rò rỉ hoặc lúc mạnh lúc yếu. Nhất là đối với những ngôi nhà phố cao tầng. Vậy nên bố trí, thiết kế sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng như thế nào?

Xem thêm SƠ ĐỒ NHÀ BẾP NHỎ

1. Sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng có những gì?

Thông thường hệ thống cấp thoát nước nhà dân dụng bao gồm 2 hệ thống chính như:

  • Hệ thống cấp nước: Nó có nhiệm vụ đưa nước vào bên ngoài vào, nối liền với một đồng hồ tiêu thụ nước. Cung cấp nước từ nguồn chính vào các thiết bị trong nhà.
  • Hệ thống thoát nước: Nó đóng vai trò đưa nước từ thiết bị đã sử dụng ra bên ngoài. Hệ thống này thường có: Nước thải sinh hoạt, nước thải nhà vệ sinh và nước mưa,…

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng (9)

2. Các yếu tố trong hệ thống cấp thoát nước nhà dân dụng

Rất nhiều người chưa hình dung được hệ thống cấp thoát nước trong nhà gồm những yếu tố gì. Thông thường thì sẽ được thiết kế gồm 4 yếu tố:

  • Hệ thống cung cấp và phân phối nước: Đây là hệ thống gồm ống dẫn vận chuyển nước từ nguồn đến các trang thiết bị. Từ bình nước nóng đến các thiết bị sử dụng nước nóng.
  • Hệ thống thoát nước thải: Nó bao gồm ống thoát nước, ống cống thu các chất thải từ trang thiết bị, khu vực dùng nước đến nơi xử lý nước.
  • Hệ thống thông khí: Bao gồm các ống có tận dụng ở trên không trung, cao hơn mái nhà, được nối với hệ thống thoát nước để cung cấp khí cho hệ thống này.
  • Hệ thống máy móc: Nó bao gồm các thiết bị có sử dụng nước như: Máy giặt, máy rửa bát, bồn tắm, bồn cầu, bình nước nóng, vòi hoa sen,… Nó cần được đảm bảo về việc thông khí và trang bị bẫy kín trước trong ống thải để đảm bảo được các mùi trong hệ thống thoát ra đều phải khử.

3. Tiêu chuẩn cho việc thiết kế sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng (7)

Khi muốn lên sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng trong nhà, quý khách cần nắm được các tiêu chuẩn như sau:

  • Độ dốc của hệ thống thoát nước trong nhà lý tưởng nhất là 6.5mm- 300mm, độ dốc quá lớn không phù hợp.
  • Tiêu chuẩn thoát nước trong nhà thứ hai là bẫy nước cần phải được thông khí để ngăn chặn mùi hôi.
  • Ống khí không nên đặt nằm ngang, tốt nhất nên lắp ở một góc 45 độ vào đường ống thải là tốt nhất. Phải đảm bảo khả năng thoát nước khi hệ thống đường ống cấp thoát nước nhà bị tắc.
  • Khoảng cách giữa các cửa thăm cách nhau ít nhất 35- 40cm, ống dưới sàn để ngang 75cm, đứng 45cm.
  • Khoảng trống thông khí ít nhất là 25mm, đây cũng là tiêu chuẩn cấp nước để tránh chất thải bị hút ngược trở lại hệ thống.
  • Không gian xung quanh chậu rửa và bồn cầu cần có khoảng cách phù hợp để bạn có thể thoải mái sử dụng.
  • Lắp van xả an toàn cho bình nước nóng của hệ thống cấp thoát nước trong nhà để tránh tình trạng nổ bình.
  • Trong hệ thống thoát nước trong nhà nên hạn chế lắp các mối nối phức tạp như T và X.
  • Hố ga chứa nước thải cần phải kín khí, kín nước cũng là một trong những tiêu chuẩn thoát nước trong nhà mới nhất.

4. Các bộ phận trong hệ thống sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng (10)

  • Đường cống chính của nhà: Ống được nằm ngang ở vị trí thấp nhất để tiếp nhận tất cả các nước thải từ các ống thoát của ngôi nhà rồi đưa ra hệ thống cống của thành phố.
  • Nơi đặt ống cống chính thường nằm dưới nền của tầng trệt.
  • Cửa thăm: Đây là thiết bị ống, nơi mà có thể dùng để kiểm tra và làm sạch đường ống, phải có nắp kín khí.
  • Ống thoát nước: Đây là tất cả các ống mà thu gom nước thải, nước vệ sinh của tòa nhà.
  • Trang thiết bị vệ sinh: Các thiết bị sử dụng nước và thải nước bẩn vào hệ thống thoát nước.
  • Ống ngang: Các ống nằm ngang và không được nghiêng quá 45 độ.
  • Ống thoát dọc: Ống chính theo phương đứng.
  • Bẫy nước: Dùng để ngăn mùi thoát ra từ hệ thống thải mà vẫn đảm bảo thoát nước tốt.
  • Thông khí: Các ống nối với hệ thống thoát nước đảm bảo không khí vào ra của hệ thống thoát nước.

Xem thêm MẶT BẰNG PHÒNG TẮM

bản vẽ cấp thoát nước trong nhà (3)

5. Cách đi đường nước trong nhà dân dụng sao cho tối ưu nhất

Cách đi đường nước nhà vệ sinh hay đường nóng lạnh trong nhà nói chung là lý tưởng nhất là bám sát sơ đồ có sẵn của kiến trúc sư chuyên nghiệp. Chúng ta có thể thực hiện từng bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị các đường ống cần thiết

  • Ống cấp nước: Ống chính từ 20mm trở lên, ống phụ trên 13mm
  • Ống thoát nước: Ống chính từ 102mm trở lên, thoát ngang của sàn lớn hơn 78mm, bồn tắm, chậu rửa, máy giặt, thoát sàn nhà tắm trên 38mm. Bồn vệ sinh cũng phải trên 78mm.
  • Ống thông khí: Ống chính lớn hơn 78mm, ống phụ lớn hơn 38mm.

bản vẽ cấp thoát nước trong nhà (2)

Bước 2: Dựa vào sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng để xác định vị trí và thực hiện các lắp đặt.

Bước 3: Lắp van an toàn vào ống nước lạnh đến bình đã được đánh dấu.

Bước 4: Nối ống cấp nước trong nhà vào bình nóng lạnh bằng một đoạn ống nối mềm.

Bước 5: Nối ống nước nóng đến ống thoát nước của mình đã đánh dấu. Với cách lắp đặt này cần dùng loại ống có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt.

Bước 6: Kết thúc cách đi đường ống nước bằng việc nối lỗ xả với đường ống xả nước ra khỏi bình.

bản vẽ cấp thoát nước trong nhà (4)

6. Sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

6.1 Bản vẽ cấp thoát nước trong nhà tầng

Đây là bản vẽ cấp thoát nước trong nhà cao tầng cơ bản điển hỉnh, các kích thước đường ống là thông số tối thiểu đạt chuẩn được cho phép. Trong sơ đồ đã cho chúng ta thấy sự liên kết khoa học từ hệ thống thoát nước tầng hầm và hai tầng trên mặt đất.

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng (6)

6.2 Bản vẽ cấp thoát nước nhà phố, nhà dân dụng

Tất cả các thông số, kích thước của đường ống trong bản vẽ cấp thoát nước nhà phố, nhà dân dụng đều là tối thiểu. Chiều dài tối đa của 1 van đến một vật cố định là 1m5. Vị trí của ống thông khí, ống cống cũng được xác định rõ ràng.

bản vẽ cấp thoát nước trong nhà (1)

6.3 Sơ đồ cấp thoát nước trong nhà tắm, nước sinh hoạt

Sơ đồ cấp thoát nước trong nhà tắm, nước sinh hoạt bao gồm đường nước chính vào nhà để cung cấp cho các hệ thống nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Tất cả đều phải được bố trí khoa học để đảm bảo tốc độ lưu thông của dòng chảy tốt nhất.

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng (4)

6.4 Sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng cho hệ thống thoát nước và thoát khí

Phần lớn tất cả các đường ống thoát nước thải trong nhà đều được dẫn ra hệ thống thoát nước chung của khu dân phố. Đồng thời, hệ thống ống thông khí cũng không thể thiếu, vừa ngăn mùi hôi bốc ngược vào nhà, vừa có tác dụng hạn chế tình trạng tắc nghẹt đường thoát nước do thiếu hơi.

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng (3)

6.5 Sợ đồ hệ thống xử lý nước thải có thể tái sử dụng

Trong sơ đồ bản vẽ lắp được đặt ống cấp thoát nước trong nhà đối với hệ thống nước thải đã sử dụng sẽ có 3 loại chính là: đường ống nước thải, đường ống nước tái chế và đường ống nước tận dụng.

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng (5)

7. Chú ý khi thực hiện và lên sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

  • Không được sử dụng nối chữ X hoặc lắp đặt nối chữ T trong hệ thống nước thải.
  • Không được sử dụng các nối phức tạp, hạn chế nối cho các đường ống nằm ngang trong hệ thống nước thải.
  • Tất cả các ống thải vệ sinh kể cả bồn cầu và ống thoát nước mưa đều phải bố trí cửa thăm cho phép thông rửa toàn bộ hệ thống.
  • Tại nơi có sự đổi hướng lớn hơn 45 độ thì các đường ống thoát bồn cầu cần bố trí cửa thăm. Các cửa thăm phải được bố trí ở phía dòng chảy hướng lên của bẫy nước và được bố trí trực tiếp các bẫy nước của các ống thoát chính ngang, các ống xả rác.

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng (1)

  • Các cửa thăm phải dễ tiếp cận khi cần.
  • Mỗi một thiết bị vệ sinh cần có bẫy nước để ngăn mùi riêng.
  • Các ống nước thải nằm ngang phải có đường kính nhỏ hơn 78mm và cần có độ dốc theo hướng dòng chảy 1/50.
  • Các hố ga, bể chứa nước thải, bể phốt cần phải kín khí, kín nước và được thông khí.
  • Vật liệu phù hợp với hệ thống cấp thoát nước nhà ở.

Xem thêm MẶT BẰNG CHUNG CƯ

Trên đây là những cách thiết kế sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng mà bạn có thể áp dụng. Với những kiến thức này chắc bạn đã hình dung được một hệ thống cấp thoát nước bao gồm những gì và có thể tự tính được chi phí cần thiết. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.

Nếu bạn muốn thiết kế nội thất Đà Nẵng hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ thiết kế của VN Thing vẫn cần mẫn làm việc hết sức hăng hái.

VN Thing ĐANG Ở ĐÀ NẴNG

Xếp hạng

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt vote: 15

Tặng 5 sao khích lệ người viết

Chia sẻ bài viết:

Để lại bình luận

Email của bạn được bảo vệ an toàn

VN Thing