Phong cách zen
CẬP NHẬT NGÀY 17/12/2023
Phong cách zen là sự kết hợp các yếu tố tự nhiên của nhiều ngôi nhà Châu Á và khái niệm thiền. Thiết kế nội thất có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, giúp nâng cao sức khoẻ. Phong cách này không tập trung hoàn toàn vào các tính năng cụ thể, thay vào đó nó tập trung vào yếu tố cảm giác. Vậy phong cách zen là gì? Đặc trưng phong cách này được ứng dụng trong thiết kế nội thất ra sao? Nên thiết kế nội thất phong cách zen như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Tham khảo thêm CÁC PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT
1. Tìm hiểu về phong cách Zen
Trước khi đi vào phong cách zen là gì thì cần hiểu về Zen. “Zen” trong tiếng Nhật có nghĩa là Thiền, một phương pháp cân bằng cảm xúc ở trạng thái tĩnh. Đây là hình thái gắn liền với đạo Phật và ảnh hưởng rất lớn tới lối sống và văn hoá của người Nhật.
Thiền đưa con người vào trạng thái tĩnh tâm và có sự tập trung cao độ, não bộ được thả lỏng mặc kệ cho những dòng suy nghĩ trôi đi mà không ai ngăn lại, đắm chìm trong ý thức vũ trụ. Bởi vậy cách bố trí nội thất theo phong cách zen Nhật Bản chính là cách bố trí nội thất Nhật Bản hiện đại.
Đây là triết lý sống của người Nhật, đề cao sự tự nhiên, đơn giản mang đến cảm giác thư giãn thoải mái trong tâm hồn.
Phong cách zen là sự kết hợp giữa nội thất truyền thống Nhật Bản và phong cách tối giản Minimalism, dẫn dắt yếu tố thiên nhiên vào trong các công trình kiến trúc khéo léo. Zen đã truyền cảm hứng về sự giản dị, góp phần giúp không gian trở nên thanh lịch và lôi cuốn hơn.
Phong cách tối giản Nhật Bản thể hiện triết lý tối giản bằng cách sử dụng vật liệu tự nhiên, ánh sáng tự nhiên, đơn giản, từ bỏ các bố cục lộn xộn.
Nội thất phong cách Phật giáo được hoàn thành nhằm mang lại sự thư giãn, chiêm niệm, trực quan cân bằng và hấp dẫn. Thiền có thể là cách thức giúp bạn áp dụng cho công việc cũng như trong thiết kế nội thất.
Phong cách thiết kế nội thất zen mang thông điệp truyền tải tới không gian kiến trúc sự tinh tế, hoà nhịp với thiên nhiên giúp gia chủ có khoảng thời gian an tịnh nhất trong căn nhà. Nó hoàn toàn phù hợp với những người muốn một khoảng lặng để tĩnh tâm, nghỉ ngơi sau một ngày bận rộn, miệt mài với cuồng quay cuộc sống.
Tham khảo thêm THIẾT KẾ NỘI THẤT NHẬT BẢN
2. Cách bố trí phong cách thiết kế nội thất zen
2.1 Điều chỉnh nguồn năng lượng trong thiết kế nội thất zen
Nói về phong thuỷ thì quá phức tạp nên chúng ta nói một chút về dòng chảy năng lượng trong phong cách thiết kế nội thất Zen. Nguồn năng lượng này chính là sự luân chuyển trong không gian, loại bỏ tất cả các chướng ngại vật.
Bạn không thể loại bỏ hết các bức tường nhà mình, nhưng bạn có thể tưởng tượng ngôi nhà của mình như một dòng suối trong veo- một không gian sống mở thoải mái.
Các phòng dễ dàng hoà tan cùng với nhau, các cửa ra vào thì gần như vô hình, mắt bạn luôn được hướng vào một khoảng không gian trống trải. Điền hình như thiết kế nội thất kiểu Nhật Bản là kiểu văn hoá tối giản trong triết lý Zen.
Sự tập trung vào việc tạo dựng các không gian sử dụng ánh sáng tự nhiên và nguyên vật liệu, tận dụng những khoảng không gian để năng lượng đi vào. Nếu có thể thì hãy đánh bóng sàn gỗ hoặc sàn lát đá, nên loại bỏ tất cả các khung cửa trang trí cầu kỳ, chỉ trần, rèm cửa, tường trang trí.
2.2 Ánh sáng và màu sắc
Thực ra khi nhắc đến phong cách zen Nhật Bản này thì người ta thường liên tưởng đến một căn nhà tràn ngập ánh sáng tự nhiên xuyên qua mành cửa bất kể sáng chiều.
Nhưng Phong cách zen này mang điểm đặc trưng chính là dẫn đến sự giác ngộ và một lý thuyết thiết kế dựa trên ánh sáng. Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo dựa trên đặc tính của ánh sáng mặt trời và có thể làm dịu đi như có cảm giác đang ở ngoài trời hơn là chiếu sáng không gian.
Khi thiết kế phong cách này, người ta thích tận dụng ánh sáng tự nhiên trong không gian sống. giảm bớt ánh sáng đèn huỳnh quan trong nhà. Thay vào đó họ mở rộng các cánh cửa sát đất, tận dụng hết ánh sáng cũng như không khí tự nhiên lọt vào nhà rõ ràng hơn.
Bố trí các nguồn sáng khác nhau cho phép bạn điều chỉnh được cường độ ở các khu vực được chiếu sáng. Hạn chế ánh sáng trực tiếp từ trần nhà, hãy sử dụng đèn đứng đặt trên sàn nhà hoặc để trên bàn với ánh sáng gián tiếp.
Trong phòng ngủ, đèn treo tường rất phù hợp vì chúng có thể tạo điểm nhân trong phòng, cũng giống như đèn ngủ đầu giường thường khá linh hoạt khi sử dụng. Nếu bạn thích ánh sáng khuếch tán, có thể bố trí đèn tinh dầu hoặc nến thơm ở một vài chỗ trong phòng ngủ.
Màu sắc trong thiết kế nội thất phong cách zen ưu tiên những vật dụng từ thiên nhiên cho đến màu sắc hơi hướng đến chủ đề thiên nhiên như màu nâu gỗ, màu xanh lá, màu nâu đất, màu be, màu xám, trắng,… Những màu sắc mà bạn đưa vào nhà cần có tính tĩnh lặng, hài hoà một cách tự nhiên như ánh sáng.
Tre, đá, ván gỗ, tường trắng hoặc màu trung tính nhạt, ánh sáng dịu nhẹ, chất liệu bọc đồ nội thất và rèm cửa dệt từ vải sợi có màu sắc tự nhiên mang lại sự cân bằng thư giãn, nhấn mạnh khoảng không gian rộng lớn một cách tự nhiên nhất có thể.
Tham khảo thêm PHÒNG NGỦ PHONG CÁCH NHẬT BẢN
2.3 Cách phối màu cho phong cách thiết kế nội thất zen
Các yếu tố của màu sắc đóng vai trò đặc biệt quan trọng để tạo nên không gian thiền trong nhà bạn. Để áp dụng chính xác cách phối màu thì có thể phối hợp các yếu tố như:
Thứ nhất, Màu sắc tường và sàn. Tông màu của đất, những màu sắc tự nhiên cho tường, trần và sàn nhà. Một chủ đề đơn sắc sẽ cho bạn cảm giác hài hoà hơn.
- Sàn gỗ tự nhiên là tối ưu nhất, hoặc thảm sàn với màu xám, kem hoặc màu be cũng sẽ phù hợp với điều kiện hiện có nếu bạn chưa sẵn sàng để thay thế vật liệu sàn.
- Nếu bạn sử dụng sàn tre hoặc thảm bằng tre bởi sự cứng cáp và đơn giản. Sàn tre có nhiều màu sắc tự nhiên cho bạn lựa chọn, từ màu tự nhiên của vỏ tre cho các tông màu nâu. Tre được dùng rộng rãi trong kiến trúc và nội thất Á Đông vì nó đánh giá cao bởi độ bền, vẻ đẹp tự nhiên.
Thứ hai, màu sắc vật dụng. Chọn tông màu lặng cho đồ nội thất, hưng đừng ngại thêm điểm nhấn theo phong cách riêng của bạn, có thể là một món đồ handmade hoặc những vật dụng truyền thống của gia đình.
Màu xám, be và trắng là lựa chọn tốt nhất dành cho chất liệu bọc ghế và sofa. Hãy lựa chọn hoạ tiết vân gỗ từ rất nhiều loại gỗ tự nhiên cho bàn trà, bộ bàn ghế ăn và giường ngủ phong cách Zen.
Đối với một nơi như phòng ngủ thì chiếu Tatami và những chiếc thảm cói vàng là điều không thể thiếu. Các đường nét rõ ràng, màu sắc tự nhiên và tính đơn giản trong thiết kế là sự bổ sung hoàn hảo cho một phòng ngủ mang phong cách Zen.
Thứ ba, màu sắc của các điểm nhấn và phụ kiện. Hãy thêm những điểm nhấn bằng cách chọn một màu sắc phù hợp dành cho phụ kiện. Hạn chế sử dụng màu cam, đỏ san hô hoặc màu sắc xanh lá cây cho các chi tiết nhỏ trong phòng như trang trí gối, vỏ bọc và đồ vật.
Có nhiều vật liệu vải tự nhiên rất phù hợp, chẳng hạn như vải lanh, len hoặc vải bố, việc còn lại là kết hợp chúng với phần còn lại của căn phòng phong cách Zen.
Sự tối giản chính là chìa khoá cho phong cách thiết kế nội thất zen, vì vậy hãy cẩn thận không lạm dụng quá nhiều chi tiết trang trí lộn xộn. Chỉ nên chọn một vài vật cần thiết lấy cảm hứng từ Zen và xếp chúng trên các bề mặt đồ nội thất.
Cuối cùng, thêm yếu tố xanh tự nhiên vào bộ màu sắc. Màu xanh lá cây thường được sử dụng trong thiết kế nội thất giúp mang lại sự thư giãn êm dịu, thích hợp với không khí thiền. Rất khó để mô phỏng sắc xanh của thiên nhiên với cách đơn giản như sơn tường, tận dụng các bóng râm là trồng cây cảnh.
Bố trí rải rác trong không gian những cây cảnh bonsai, cây cọ, hoa lan trắng,… Nếu bạn sở hữu một cái sân hiên hoặc sân thượng, hãy trồng nhiều loại hoa, cây bụi và treo các loài cây nhỏ để tạo điểm nhấn khi nhìn từ bên trong.
Bạn cũng có thể trồng những loại cây cảnh dễ chăm sóc và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Tham khảo thêm TRANG TRÍ CÂY XANH TRONG NHÀ
2.4 Không gian lưu trữ trong phong cách zen
Dù là phong cách nào thì thiết kế nhà ở luôn phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Bởi vậy để đảm bảo yếu tố đặc trưng của phong cách Zen thì nơi lưu trữ các đồ dùng là điều cần chú ý đầu tiên.
Những vật dụng như tivi, máy tính, laptop,… có thể dấu đi. Hãy đảm bảo hệ thống dây điện và cáp được đi âm một cách cẩn thận, tránh làm suy giảm bầu không khí bình yên, đặc trưng của phong cách Zen.
Cất giữ nồi niêu xoong chảo trong tủ bếp nhiều ngăn cao từ sàn tới trần, hãy sử dụng tủ bếp màu trắng giống với màu của tường giúp mang lại sự tối giản. Còn trong phòng thay đồ, hãy lựa chọn những món cần thiết nhất.
2.5 Chọn đồ nội thất trong phong cách thiết kế nội thất zen
Đồ nội thất theo phong cách Zen thường có đường nét đơn giản và rõ ràng, tránh các chi tiết phức tạp và trang hoàng quá mức. Đồ nội thất phong cách zen nên có chất lượng tốt và làm bằng vật liệu tự nhiên để mang lại cảm giác ấm áp thư giãn.
Tủ để đồ có thể tạo nên sự hài hoà nếu được sơn màu phù hợp với phần còn lại của nội thất. Bố trí đồ nội thất cần thiết một cách vừa đủ giúp không gian sống thoát khỏi sự chật hẹp, lộn xộn.
Sự sang trọng của đồ nội thất bằng gỗ và màu trắng sẽ làm nổi bật hơn bởi ánh sáng tự nhiên. Thêm vào đó, khi thiết kế đồ nội thất và các yếu tố trang trí, người thiết kế nên tận dụng khoảng trống không dùng tới bên dưới những đồ dùng để giúp năng lượng và sáng sáng xuyên suốt không gian.
Tham khảo thêm PHONG CÁCH WABI SABI
2.6 Tính linh hoạt của phong cách zen
Nhà mái ngói phong cách cổ điển là đối cực của phong cách zen. Những không gian nhỏ không có nhiều tác dụng giúp bạn cảm thấy yên bình. Giải quyết tình trạng thiếu diện tích bằng cách làm không gian đa chức năng.
Hãy khéo léo trong việc thêm thắt những món nội thất phong cách zen. Hãy thử ví dụ như:
- Ngoài ghế sofa trong phòng khách, hãy bố trí thêm vài chiếc ghế đôn và ghế có lưng tựa cao tạo nên một không gian yoga.
- Một chiếc giường có chức năng âm tường giúp giải phóng diện tích phòng khách, cũng có thể dành cho không gian chơi nhạc với đầy đủ các nhạc cụ.
- Một chiếc kệ trưng bày rượu được đặt ở một góc đầy nắng của nhà bếp, cũng có thể là chỗ để một số loại cây cảnh hoặc rau xanh tạo điểm nhấn thu hút.
3. Những lưu ý khi thiết kế nội thất phong cách zen cho kiến trúc nhà ở
Khéo léo kết hợp các chủ đề nội thất Thiền để tô đậm nét cá tính đặc trưng của phong cách. Ví dụ như ngoài bộ sofa phòng khách, bạn nên kê thêm chiếc ghế đôn hay ghế lưng dựa để không gian đậm chất thiền hơn.
Kết hợp các loại âm nhạc du dương, mùi hương nhẹ nhàng phảng phất trong căn phòng để tăng thêm sự thư giãn và thoải mái hơn. Các vật dụng như nến thơm, sáp ong và tinh dầu là lựa chọn không tồi.
Chú ý kết hợp thêm các yếu tố phong thuỷ đem lại hiệu quả tối ưu khi sinh hoạt. Tạo nguồn năng lượng tự do luân chuyển trong không gian để loại bỏ tất cả các chướng ngại vật.
Giảm bớt sóng điện từ tạo cảm giác thiền tuyệt đối. Những thiết bị điện tử không phù hợp với không gian nơi đây bởi thiết bị điện tử có thể gây xao lãng, mất tập trung.
Tham khảo thêm NHÀ KIỂU NHẬT ĐƠN GIẢN
4. Ý tưởng bố trí phong cách zen
Với nhịp sống nhanh như hiện nay thì phong cách zen càng được ưa chuộng hơn nữa. Sau một ngày dài thì việc “trở về” thực sự sẽ khiến bạn lấy lại tinh thần, khôi phục năng lượng. Bởi vậy hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ nhanh chóng tìm được ý tưởng cho không gian của mình.
Nếu bạn muốn thiết kế nội thất Đà Nẵng hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ thiết kế của VN Thing vẫn cần mẫn làm việc hết sức hăng hái.
VN Thing ĐANG Ở ĐÀ NẴNG
- Điện thoại: 0901 998 468
- Messenger: https://m.me/noithat.Thing
- Chat Zalo: https://zalo.me/0901998468
- Địa chỉ: Tầng 2, số 45 Trần Ngọc Sương, Cẩm Lệ, Đà Nẵng