Gỗ Ghép Là gì?

Gỗ Ghép Là gì?

CẬP NHẬT NGÀY 20/08/2023

Nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng nhiều nên giá thành gỗ tự nhiên vô cùng cao và số lượng cũng không còn nhiều nữa. Với công nghệ sản xuất hiện đại, con người có thể tạo ra được những sản phẩm như gỗ ghép để tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng. Vậy Gỗ Ghép Là gì? Ứng dụng của gỗ ghép trong đời sống như thế nào? Quy trình sản xuất ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

phân loại gỗ ghép như thế nào (9)

Xem thêm bài viết SẢN PHẨM TỪ GỖ VỤN

1. Gỗ Ghép Là gì?

Gỗ Ghép Là gì? là câu hỏi của khá nhiều người vì nó xuất hiện nhiều trong các món đồ nội thất hiện đại nhưng ít ai biết nó thực sự là gì.

Thực ra Gỗ ghép là một loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ nhỏ trở thành một tấm gỗ có kích thước lớn hơn nhờ vào các loại keo chuyên dụng. Vì được ghép từ gỗ tự nhiên nên nó mang vẻ đẹp vô cùng bắt mắt, khả năng chống thấm, chấm ẩm và chịu lực tốt hơn các loại gỗ công nghiệp.

phân loại gỗ ghép như thế nào (6)

Cũng có gỗ ghép công nghiệp được gọi là gỗ ghép thanh (hay ghép thanh). Nguyên liệu để sản xuất gỗ có thể là những loại gỗ phi tiêu chuẩn như bìa bắp của các phân xưởng, thanh gỗ có đường kính nhỏ hoặc tận dụng các loại gỗ khác.

Những loại keo chuyên dụng được nhà sản xuất sử dụng như: Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAc).

2. Các cách ghép gỗ và phân loại gỗ ghép hiện nay trên thị trường

2.1 Các cách ghép gỗ hiện nay

  • Ghép song song: Đây là cách ghép song song các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau, chiều rộng khác nhau thành một tấm gỗ lớn. Khi nhìn ngang sẽ thấy vết ghép là một đường thẳng.
  • Ghép mặt (ghép nối đầu): Đầu các thanh gỗ ngắn sẽ được xẻ thành các mối răng cưa so le, sau đó ghép lại với nhau tạo thành các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau. Các thanh gỗ tiếp tục được ghép song song tạo thành tấm gỗ lớn. Trên bề mặt tấm ván có vết ghép hình răng cưa.

  • Ghép cạnh (Butt-Joint Board): Cạnh các thanh gỗ ngắn được xẻ theo hình răng cưa rồi được ghép lại với nhau tạo thành thanh gỗ có chiều dài bằng nhau rồi tiếp tục ghép song song. Điểm nhận biết gỗ ghép cạnh là khi cạnh ván sẽ thấy vết ghép hình răng cưa.
  • Ghép giác (Scaf-Joint board): Phần đầu các thanh gỗ được cắt tạo thành đầu nhọn, dẹt rồi ghép lại thành các thanh gỗ chiều dài bằng nhau và tiếp tục ghép song song. Khi nhìn ngang cạnh ván sẽ thấy vết ghép là đường chéo thẳng.

2.2 Phân loại gỗ ghép hiện nay

Gỗ ghép dựa theo các tiêu chí về loại mặt gỗ, kích thước, độ dày và loại gỗ ban đầu mà phân loại. Có thể kể đến các loại như:

gỗ ghép là gì (3)

Gỗ ghép chất lượng A/A: Đây là loại gỗ ghép có chất lượng tốt nhất, bề mặt đẹp không có đường chỉ đen hay mắt chết và màu sắc cũng vô cùng hài hòa. Loại gỗ này thích hợp với những không gian thẩm mỹ cao cấp cũng như các món đồ vô cùng thời thượng.

Gỗ ghép chất lượng A/C: Tấm gỗ có một mặt A và một mặt C. Mặt C này thường có chất lượng thấp hơn khi có đường chỉ đen, mắt chết thậm chí màu vô cùng kém. Loại gỗ này thường được ứng dụng làm sàn nhà hay ốp tường.

Gỗ ghép chất lượng B/C: Tấm gỗ loại này có chất lượng khá kém với màu sắc không đều, đẹp và mang đặc điểm của cả mặt B và C.

Gỗ ghép chất lượng C/C: Đây là loại gỗ có chất lượng xấu nhất, 2 mặt C không có tính thẩm mỹ cao.

các loại gỗ ghép hiện nay (2)

3. Ưu và nhược điểm của Gỗ Ghép Là gì?

3.1 Ưu điểm của Gỗ Ghép Là gì?

  • Gỗ Ghép không lo bị mối mọt, cong vênh vì được xử lý rất kỹ trong quá trình sản xuất, đây là tính năng nổi bật nhất của Gỗ Ghép so với gỗ tự nhiên.
  • Mẫu mã của các sản phẩm làm từ loại gỗ này rất đa dạng và phong phú. Bề mặt gỗ được xử lý cẩn thận nên sản phẩm thường có độ bền màu tốt, ít bị phai màu và khó có thể trầy xước do va đập.
  • Có thể tận dụng những thanh gỗ vụn vì vậy nó vô cùng thân thiện với môi trường, giảm tải nhu cầu của người dùng lên các sản phẩm bằng gỗ tự nhiên.

phân loại gỗ ghép như thế nào (10)

  • Gỗ ghép được xử lý cẩn thận và tỉ mỉ nên độ bền của các sản phẩm này vô cùng cao, không kém gì các loại gỗ tự nhiên.
  • Giá thành của các loại gỗ ghép sẽ rẻ hơn gỗ tự nhiên nguyên khối trên thị trường, vì thế người dùng sẽ dễ dàng mua và sử dụng.

3.2 Nhược điểm của Gỗ Ghép Là gì?

  • Do ghép từ những thanh gỗ khác nhau nên bề mặt ít có sự đồng đều về đường vân và màu sắc.
  • Chỉ có gỗ ghép A/A thì chất lượng và màu sắc mới đáp ứng được các công trình có yêu cầu thẩm mỹ cao, giá thành loại gỗ này cũng cao hơn 4 loại còn lại.

các loại gỗ ghép hiện nay (6)

4. Quy trình sản xuất của Gỗ Ghép Là gì?

Bạn có tò mò xem quy trình sản xuất của Gỗ Ghép Là gì không? Thực ra nó chỉ có 5 bước có thể kể đến như:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu gỗ đầu vào bằng máy và chia thành các thanh gỗ tiêu chuẩn.

Bước 2: Các thanh gỗ được xử lý để loại bỏ các tác nhân gây nấm mốc, mối mọt.

Bước 3: Các đầu Cạnh thanh gỗ được tạo mộng rồi bắt đầu ghép lại với nhau bằng máy theo những kiểu ghép được quy định. Sau đó, tấm gỗ được xử lý bằng keo để tăng độ kết dính.

các loại gỗ ghép hiện nay (1)

Bước 4: Chà, làm nhẵn bề mặt gỗ.

Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm.

5. Các loại gỗ ghép thông dụng trong thiết kế nội thất

Thứ nhất, gỗ thông ghép. Đây là dòng gỗ được ghép bởi những thanh gỗ thông tự nhiên qua quá trình xử lý chống mọt, tẩm sấy. Hầu hết gỗ ghép thông hiện nay đều được sản xuất theo dây chuyền tiên tiến, hiện đại. Thường thì Gỗ Ghép được xử lý bằng công nghệ biến tính gỗ.

phân loại gỗ ghép như thế nào (7)

Thứ hai, gỗ ghép cao su. Gỗ cao su được sử dụng tương đối phổ biến, chất lượng gỗ này cũng khá tốt.

Thứ ba, gỗ tràm ghép. Nguyên liệu này ghép với nhau bằng keo dính nhập khẩu để thành 1 tấm ván.

Thứ tư, gỗ sồi ghép. Dòng gỗ phổ biến này tương đối cứng và nặng, chịu được độ xoắn và lực nén trung bình, độ chắc thấp nhưng dễ uốn cong. Nó còn có khả năng kháng sâu, không bị các loại mọt thông thường tấn công và không thấm.

gỗ ghép là gì (8)

Thứ năm, gỗ óc chó ghép. Gỗ óc chó cũng có độ cứng và chịu uốn xoắn tốt. Gỗ có khả năng kháng sâu mọt tự nhiên và có độ bền cao trong điều kiện dễ hư mục. Màu sắc cũng vô cùng tốt khi mang đến sự ấm áp, thịnh vượng cho gia chủ.

Tham khảo thêm THIẾT KẾ NỘI THẤT ROCOCO HIỆN ĐẠI

6. Những ứng dụng của gỗ ghép trong thiết kế nội thất

Qua bài viết này chắc hẳn bạn cũng sẽ biết được Gỗ Ghép Là gì? Phân loại, cách sản xuất của các loại gỗ ghép là gì rồi đúng không. Hy vọng với những kiến thức trên, bạn có thể cân nhắc đến việc có nên dùng loại gỗ này không.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nếu bạn muốn thiết kế nội thất Đà Nẵng hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ thiết kế của VN Thing vẫn cần mẫn làm việc hết sức hăng hái.

VN Thing ĐANG Ở ĐÀ NẴNG

Xếp hạng

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt vote: 20

Tặng 5 sao khích lệ người viết

Chia sẻ bài viết:

Để lại bình luận

Email của bạn được bảo vệ an toàn

VN Thing