Bếp có cửa sổ
CẬP NHẬT NGÀY 22/01/2024
Thiết kế bếp có cửa sổ rất được yêu thích trong không gian nhà ở, bởi nó mang đến một không gian tươi sáng và thoáng đãng. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm kiếm ý tưởng thiết kế mẫu phòng bếp có cửa sổ thì bạn có thể xem thêm bài viết dưới đây.
1. Những lý do nên bố trí bếp có cửa sổ?
Gian bếp có cửa sổ là một trong những yếu tố được rất nhiều người yêu thích bởi những lý do sau:
- Thu hút ánh sáng tự nhiên cho khu vực nấu ăn: Ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài hướng vào sẽ giúp tiết kiệm năng lượng vào ban ngày.
- Mở ra không gian thoáng đãng và sạch sẽ: Cửa sổ bếp sẽ giúp khu vực nấu ăn thông thoáng và ít bị bám mùi đồ ăn, dầu mỡ. Cũng từ đó giúp ngăn chặn ẩm mốc, hỗ trợ bảo quản nội thất chung lâu dài.
- Tạo hứng thú khi nấu ăn mỗi ngày: Một gian bếp đẹp và thông thoáng sẽ tạo hứng khởi khi nấu ăn. Đặc biệt đối với những khu bếp có sân nhìn ra ngoài sân, ban công, vườn,… Tốt nhất nên lắp cửa bằng kính để giúp tầm mắt được phóng xa hơn từ đó tạo nên sự thư giãn.
- Có ý nghĩa phong thuỷ đặc biệt: Cửa sổ phòng bếp đặt tại vị trí thích hợp giúp xua tan những điều không lành, thu hút vượng khí và tài lộc cho gia đình.
Tham khảo thêm NHÀ BẾP HIỆN ĐẠI
2. Thiết kế bếp có cửa sổ hợp phong thuỷ
2.1 Kích thước cửa sổ phòng bếp hợp lý
Xác định kích thước phù hợp là yếu tố quan trọng đầu tiên khi thiết kế cửa sổ cho phòng bếp. Kích thước cửa sổ phải có sự tương đồng với diện tích chung của cả gian bếp. Ngoài ra cần chú ý các nguyên tắc phong thuỷ như:
- Tỷ lệ diện tích cửa sổ phòng bếp và diện tích căn tròng tầm 1:7.
- Khoảng cách mép dưới của cửa sổ và sàn nhà phải nằm trong khoảng 83cm – 2.2cm.
- Vị trí cửa từ bàn bếp trở lên hoặc ít nhất cao ngang bằng chậu rửa bát.
- Kích thước cửa sổ phải tương đồng với tủ bếp và diện tích chung của cả không gian.
2.2 Chất liệu làm cửa sổ phòng bếp đẹp
Cửa sổ phòng bếp có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, nhôm kính,… Chọn vật liệu cho cửa sổ phòng bếp phải tương đồng và tạo ra sự kết hợp với các chất liệu khác trong phòng bếp.
Những loại cửa sổ bằng nhôm kính sẽ là vật liệu đang được ưa chuộng trên thị trường. Bởi loại cửa này sẽ mang đến nguồn ánh sáng tối đa và tầm nhìn rộng rãi. Tuổi thọ sử dụng vật liệu cũng được bảo đảm lâu dài vì không bị cong vênh, mối mọt.
2.3 Kiểu dáng khung cửa sổ phòng bếp
Kiểu dáng cửa sổ phòng bếp cũng quyết định đến yếu tố thẩm mỹ của cả không gian. Căn cứ theo kích thước lớn nhỏ, vị trí đặt cửa sổ để bố trí khung chịu lực sao cho chắc chắn. Dưới đây là 3 kiểu dáng khu phổ biến như:
- Cửa sổ bếp hình chữ nhật: Cấu trúc này mang đến sự an toàn và chắc chắn. Nhưng cũng phải đảm bảo đúng phong thuỷ tuần hoàn như “Sinh- Lão – Bệnh- Tử” để thu hút vượng khí.
- Cửa sổ bếp đứng: Cấu trúc cửa sổ đứng rất thuận lợi cho các khu vực có diện tích nhỏ. Thường thấy chúng xuất hiện ở những khu chung cư vừa và nhỏ.
- Cửa sổ bếp dàn ngang: Cấu trúc ngang sẽ mang đến tầm nhìn rộng rãi, đồng thời tạo cảm giác thoải mái cho cả khu vực gian bếp. Kiểu dáng khung cửa sổ này phù hợp với những ngôi nhà diện tích lớn, hướng ra sân vườn rộng rãi.
Tham khảo thêm CỬA SỔ BẾP ĐẸP
2.4 Có nên lựa chọn rèm cửa sổ phòng bếp không?
Thường thì những khu cửa sổ bếp sẽ ít được trang bị rèm cửa, nhưng đối với những khu vực đặc thù thì vẫn phải có. Hiện nay có rất nhiều mẫu rèm cửa sổ tương thích với từng kiểu dáng và cách bố trí không gian khác nhau.
Đối với khu vực này, rèm cửa sổ cần đơn giản, ưu tiên những chất liệu dễ lau chùi, vê sinh. Hơn nữa, rèm cửa sổ không nên chọn những gam màu quá tối hoặc quá sáng.
3. Hướng đặt cửa sổ phòng bếp hợp phong thuỷ
Hướng đặt cửa sổ cho bếp cần chú ý những điều như sau:
- Nên ưu tiên đặt cửa sổ ở Hướng Đông. Bởi đây là hướng đón gió, đón sáng hiệu quả nhất. Hướng đón những tia nắng sớm đầu tiên và thổi đi lượng nhiệt toả ra lúc nấu nướng giúp điều hoà không khí trong gian bếp.
- Không nên đặt cửa sổ bếp ở hướng Tây. Đây là hướng có ánh nắng chiếu gay gắt nhất, làm khu vực nhà bếp tăng thêm hoả khí, điều này gây cảm giác nóng bức, khó chịu.
- Không nên đặt cửa sổ đối diện cửa chính của ngôi nhà hoặc đối diện cửa ra vào phòng bếp. Vì nó sẽ khiến cho vượng khí không thể giữ lại được, nếu bếp có 2 cửa sổ thì không được đặt ở vị trí đối diện nhau.
Tham khảo thêm CÁCH HÓA GIẢI BẾP ĐỐI DIỆN CỬA CHÍNH
4. Những mẫu phòng bếp có cửa sổ đẹp, hút lộc tài
Bếp có cửa sổ hay tủ bếp có cửa sổ là sự kết hợp độc đáo giữa hệ tủ bếp hiện đại và cửa sổ. Chúng vừa có thể đảm bảo công năng của một không gian bếp vừa thêm tính thẩm mỹ. Hy vọng những ý tưởng mẫu phòng bếp có cửa sổ phía trên bạn sẽ tìm được ý tưởng cho không gian bếp nhà bạn.
Nếu bạn muốn thiết kế nội thất Đà Nẵng hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ thiết kế của VN Thing vẫn cần mẫn làm việc hết sức hăng hái.
VN Thing ĐANG Ở ĐÀ NẴNG
- Điện thoại: 0901 998 468
- Messenger: https://m.me/noithat.Thing
- Chat Zalo: https://zalo.me/0901998468
- Địa chỉ: Tầng 2, số 45 Trần Ngọc Sương, Cẩm Lệ, Đà Nẵng