Tầng trệt là gì?

Tầng trệt là gì?

CẬP NHẬT NGÀY 24/05/2021

Với diện tích đất có hạn như hiện nay thì những căn nhà ống thường được thiết kế theo nhiều không gian với những tầng cao hơn hay tầng lửng, tầng trệt,…vậy bạn có biết tầng trệt là gì chưa? Nếu chưa hiểu hết khái niệm về các lầu, tầng thì mọi người sẽ dễ dàng hiểu sai và có những tính toán không đúng trong thiết kế không gian sống. Chính vì vậy hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để phân biệt tầng trệt là gì? Hoặc Tầng trệt tiếng anh là gì?

NỘI DUNG CHÍNH

Tang Tret La Gi (5)

1. Khái niệm tầng trệt


Từ trước đến nay người ta thường nói khá nhiều về tầng trệt nhưng lại ít người hiểu được tầng trệt là gì. Bởi có khá nhiều định nghĩa cho nơi này.

Theo từ điển tiếng Việt:

  • Tầng: mặt phẳng ngang hoặc lớp ngăn chia không gian thành những phần trên dưới khác nhau về độ cao
  • Trệt: ở dưới cùng, sát đất

Như vậy, chúng ta chỉ sử dụng chữ tầng trệt đối với nhà có từ 2 sàn trở lên. (tức là trừ nhà cấp 4 ra).

Định nghĩa dễ hiểu, tầng trệt là khu vực sát mặt đất nhất của ngôi nhà có từ 2 sàn trở lên.

Tang Tret La Gi (2)

Trong thiết kế nhà ở thì đây là nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Những phòng như phòng khách, phòng bếp, phòng ăn cũng thường được bài trí tại đây. Ngoài ra trong một vài trường hợp thì tầng trệt cũng được dùng nơi để xe.

Trong thiết kế các tòa nhà cao tầng hiện đại thì nhiều người cho rằng tầng trệt là tầng hầm, nơi dùng để đỗ xe. Lại có người cho rằng tầng trệt là tầng thường được bố trí lễ tân, nơi tiếp đón đầu tiên.

2. Cách phân biệt “tầng” vầ “lầu”


Tầng trệt thì không ai có thể tranh cãi. Nhưng khi đếm tầng và gọi chúng, người ta thường nhầm lẫn và cãi nhau to. Dưới đây là nghiên cứu của chúng tôi:

Tang Tret Tieng Anh (2)

2.1. Miền Bắc

Ở miền Bắc dùng chữ “Tầng” để đánh số độ cao của ngôi nhà, và tính từ mặt đất trở lên, cụ thể:

  • Tầng trệt (hay Tầng 1 đều được – nhưng phổ biến vẫn dùng là tầng 1): chính là tầng mặt đất.
  • Tầng 2
  • Tầng 3…

2.2. Miền Nam

Ở miền Nam dùng chữ “Lầu” để đánh số độ cao. “Lầu” bắt nguồn từ chữ “Lâu” trong từ Hán Việt, có nghĩa là rất cao, tầng trên của nhà. Người miền Nam đánh số bắt đầu từ tầng thứ 2, cụ thể:

  • Lầu trệt (thật ra đây chỉ là cách gọi quen miệng, chứ không đúng nghĩa, vì trệt thì không thể cao được)
  • Lầu 1 (tương ứng với tầng 2 ở miền Bắc)
  • Lầu 2 (tương ứng với tầng 3 ở miền Bắc)
  • Lầu 3 (tương ứng với tầng 4 ở miền Bắc)

2.3. Miền Trung

Miền Trung xưa nay luôn giao thoa văn hóa khó rạch ròi như Bắc Nam. Nhiều nơi dùng “tầng” và cũng có nơi dùng “lầu” tùy thích.

  • Bắc Trung Bộ thường dùng chữ “tầng”
  • Nam Trung bộ thường dùng chữ “lầu”
  • Trung Trung Bộ lúc “tầng” lúc “lầu”.
Tang Tret La Gi (7)

2.4. Cách gọi của nước ngoài?

Bạn có muốn những nước khác thì tầng trệt được quy định như thế nào? Và tầng trệt tiếng anh là gì?

Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta cùng điểm qua cách phân biệt của những nước Châu Âu, điển hình là Pháp. Ở đây tầng trệt tiếng anh là Ground Floor. Đây là tầng ngay sát trên mặt đất, tầng này không đánh số hoặc chỉ đánh số 0, tầng kế tiếp mới được tính là tầng 1, tầng 2,…tức là tầng 1 được tính là tầng trên của tầng trệt.

Cách quy ước của châu Âu giống như cách đếm số của Miền Nam Việt Nam.

Ở Mỹ và nhiều phần Cannada nói tiếng anh thì tầng trệt tiếng anh là First floor. Tầng ngay trên là tầng 2 (2nd floor), tầng trệt thường được xem là tầng đầu tiên (1st floor) và được đánh số là tầng 1, tầng 2, 3 cứ thế tính lên. Tầng dưới tầng trệt là tầng hầm được kí hiệu là B (Basement), nếu nhiều tầng hầm thì B1, B2 …cứ từ tầng trệt tính xuống.

Cách quy ước của Mỹ giống như cách đếm số của Miền Bắc Việt Nam

2.5. Cách gọi tầng trệt, tầng và lầu trong xây dựng?

Hiện tại chưa có bất cứ một quy định nào bắt buộc nhà đầu tư hay người sở hữu phải thống nhất kí tự tầng. Tuy nhiên bản vẽ phải thể hiện rõ ràng để biết được quy mô và tầng nào nằm ở nơi nào.

Những người trong ngành kiến trúc hoặc xây dựng thường ít gọi “tầng trệt”. Họ đơn giản chỉ gọi là “Trệt” hoặc “Nền trệt“. Cách dùng từ thế này đúng với định nghĩa phân tách từng chữ ở đầu bài viết.

Nếu theo thói quen địa phương dùng từ “lầu” hay “tầng” đều ổn, nhưng phải thống nhất xuyên suốt quá trình cho toàn bộ dự án (trong tất cả các văn bản, bản vẽ..) để tránh xảy ra sai lầm đáng tiếc khi thi công.

3. Tầng trệt khác gì so với tầng lửng?


Có rất nhiều người cho rằng tầng lửng và tầng trệt là như nhau. Bởi chúng có chung một mục đích sử dụng, nằm trong cùng một không gian. Nhưng trên thực tế hai tầng này hoàn toàn khác nhau.

Tầng trệt là tầng sát mặt đất, tầng đầu tiên của ngôi nhà. Trong khi đó tầng lửng hay còn gọi là gác xếp được thiết kế giống như một tầng riêng biệt.

Tang Tret La Gi (6)
Tầng trệt và tầng lửng có gì khác nhau

Tầng lửng hay tầng xếp chính là một thiết kế để tiết kiệm không gian cho ngôi nhà và nó được thiết kế như một tầng hoàn chỉnh và hoàn toàn khác so với tầng trệt.

Chức năng của tầng xếp hay tầng trệt cũng đều dùng để phục vụ không gian sinh hoạt chung cho cả gia đình.

Hơn nữa, tầng lửng thông thường sẽ có khoảng cách giữa sàn và tầng thấp hơn tầng 1 và nhà trệt.

Tóm lại: Tầng lửng không được tính là 1 tầng chính thức trong thiết kế tổng thể như tầng trệt (tầng 1), tầng 2, tầng 3… mà nó nằm trung gian giữa 2 tầng với chiều cao trung bình từ 2.2 – 2.5m.

4. Những lưu ý khi thiết kế tầng trệt


Tang Tret La Gi (3)

Trong thiết kế nhà ở, tầng trệt luôn được ưu tiên thiết kế bởi đây là không gian đầu tiên của gia đình. Chính vì vậy việc ưu tiên thiết kế khoa học, thu hút, tiện dụng luôn là điểm mà nhiều gia chủ cũng như kiến trúc sư chú trọng.

Chiều cao tầng trệt

Chiều cao cũng giống như diện tích xung quanh. Nó đòng vai trò cực kì quan trọng trong thiết kế, bởi nó ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt, hình thức bài trí nội thất của căn nhà. Bởi vậy người thiết kế, thi công cần nắm rõ những quy tắc và tuân thủ khi thi công.

Theo đó chúng ta có một số kích thước để tham khảo như:

  • Chiều rộng của lộ giới trên 20 m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 7 m
  • Chiều rộng của lộ giới từ 7-12 m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 5,8 m
  • Chiều rộng của lộ ít hơn 3,5 m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 3,8 m
Tang Tret La Gi (2)

Chiều cao tầng trệt sẽ quyết định không gian đó có hợp tiêu chuẩn hay không. Bởi ngôi nhà có chiều cao chuẩn mới có thể đón những luồng khí tốt đồng thời tạo cảm giác thoải mái cho các thành viên trong gia đình. Chiều cao lý tưởng cho tầng trệt là từ 3,6 đến 4,5 m tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng và từng ngôi nhà. Bởi nếu thấp hoặc cao hơn có thể gây mất cân bằng cho ngôi nhà.

Chiều rộng tầng trệt

Chiều rộng tầng trệt đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thiết kế nội thất cũng như bài trí không gian sống cho cả nhà. Chính vì vậy nên nó tính toán kỹ hơn để xác định chiều rộng dành cho những công trình phụ, nội thất đồ trang trí…

Chính vì vậy gia chủ nên cân nhắc kỹ về mục đích sử dụng của không gian để các kiến trúc sư có thể biết và đưa ra những phương án phù hợp nhất.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tầng trệt. Chắc hẳn bây giờ bạn đã có đủ lượng thông tin để hiều được tầng trệt là gì? và đồng thời nắm được những lưu ý khi thiết kế tầng trệt.

Tóm tắt: Hỏi và đáp

1. Định nghĩa tầng trệt trong từ điển là gì?

Tầng: mặt phẳng ngang hoặc lớp ngăn chia không gian thành những phần trên dưới khác nhau về độ cao.
Trệt: ở dưới cùng, sát đất.

2. Làm thế nào để phân biệt “tầng” vầ “lầu”?

Chúng ta sẽ phân biệt cách gọi theo 3 miền Bắc Trung Nam.
Miền Bắc dùng tầng
Miền Nam dùng lầu
Miền Trung dùng cả hai.

3. Cách gọi tầng trệt, tầng và lầu trong xây dựng?

Những người trong ngành kiến trúc hoặc xây dựng thường ít gọi “tầng trệt”. Họ đơn giản chỉ gọi là “Trệt” hoặc “Nền trệt”.

4. Tầng trệt khác gì so với tầng lửng?

Tầng lửng không được tính là 1 tầng chính thức trong thiết kế tổng thể như tầng trệt (tầng 1), tầng 2, tầng 3… mà nó nằm trung gian giữa 2 tầng với chiều cao trung bình từ 2.2 – 2.5m.

LIÊN HỆ TƯ VẤN BÁO GIÁ MIỄN PHÍ

Đội ngũ thiết kế và kỹ thuật của chúng tôi trực tuyến 20/24h

  • Điện thoại: 0901 998 468
  • Messenger: https://m.me/noithat.Thing
  • Chat Zalo: https://zalo.me/0901998468

Xếp hạng

Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt vote: 16

Tặng 5 sao khích lệ người viết

Chia sẻ bài viết:

Comments ( 5 )

  • nguyên

    Tôi muốn hỏi tại sao cùng một địa phương mà có nơi gọi là tầng trệt, có nơi gọi là tầng 1 ( lầu 1 )?

    • Hung

      Dạ em nghĩ do bây giờ người ta di cư sinh sống ở khắp mọi miền nên cách gọi cũng bị trộn lẫn vào nhau luôn.

    • VN Thing

      dạ tầng trệt luôn là tầng mặt đất. Có người gọi là “tầng 1” thì vẫn hợp lý.
      Nhưng nếu gọi là “lầu 1” thì không đúng theo ý nghĩa ban đầu của nó (theo từ điển).
      Cùng 1 địa phương lại có nhiều cách gọi là bởi giao thoa địa lý và dân cư hiện này rất phổ biến. Giờ nhiều người gọi theo thói quen thì cũng khó sửa. Miễn chúng ta thống nhất khi làm kiến trúc xây dựng là ổn rồi.

  • An

    Bài viết rất hay! Chắc bài viết này của người miền nam

Để lại bình luận

Email của bạn được bảo vệ an toàn

VN Thing