Chiều cao gác lửng
CẬP NHẬT NGÀY 22/04/2023
Chiều cao nhà gác lửng cao bao nhiêu là hợp lý? Đây là câu hỏi của rất nhiều gia chủ khi xây dựng nhà ở. Nhà gác lửng ngày càng được ưa chuộng vì diện tích ở ngày càng bị thu hẹp nhưng người ngày càng đông. Bài viết hôm nay sẽ là một số thông tin chi tiết liên quan đến gác lửng.
1. Gác lửng là gì?
Tầng lửng hay còn gọi là gác lửng, gác xếp là tầng trung gian thiết kế kiến trúc nhà. Gác lửng không được tính là 1 tầng mà nằm vị trí ở giữa 2 tầng, chiều cao thường từ 2.2m- 2.5m. Tầng lửng được bố trí nằm phía trên tầng trệt cùng với trần thấp.
Tầng lửng được thiết kế tại rất nhiều ngôi nhà mái bằng ở nước ta từ xưa, tuy nhiên theo thời gian thì nó càng được cải tạo trở nên đẹp hơn, tốt hơn.
Xem thêm NHÀ CẤP 4 GÁC LỬNG
2. Công dụng gác lửng trong thiết kế nhà
Đối với những căn nhà có diện tích lớn, việc thiết kế gác lửng sẽ giúp lấp đầy không gian trống đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhà ở.
Những căn nhà gác lửng có diện tích nhỏ, việc xây thêm gác lửng sẽ giúp căn nhà tối ưu được chức năng sử dụng của căn nhà. Gia chủ có thể tận dụng phần diện tích này làm không gian sinh hoạt chung, phòng làm việc, phòng tập, đọc sách, phòng thờ…
Những ngôi nhà ít tầng cũng như chiều cao hạn chế, gác lửng có thể được sử dụng làm phòng chức năng khác nhau.
Nhiều căn nhà gác lửng được sử dụng làm mặt bằng kinh doanh, trưng bày hàng hoá, làm chỗ để xe hoặc nhà kho chứa đồ.
Gác lửng tạo cảm giác chiều cao của trần nhà được tăng lên, giúp lấp đầy khoảng trống không gian sàn.
Xem thêm CĂN HỘ MINI CÓ GÁC LỬNG
3. Chiều cao gác lửng bao nhiêu?
3.1 Chiều cao gác lửng theo quy chuẩn
Thiết kế tầng lửng cho một ngôi nhà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sở thích, quan điểm thẩm mỹ cũng như mục đích sử dụng của gia chủ. Bạn muốn xây dựng một căn nhà gác lửng phù hợp thì cần nắm rõ quy định về Chiều cao nhà gác lửng. Mà quy chuẩn của Chiều cao nhà gác lửng dựa vào các trường hợp như sau:
- Gọi L là đường lộ giới phía trước nhà.
- Gọi H là độ cao quy định tính từ mặt vỉa hè đến sàn tầng một.
Trường hợp 1: L < 3,5m và H = 3,8m
Trong trường hợp này, bạn chỉ có thể làm tầng lửng cao dưới 1,5m, rất thấp và gây khó khăn cho việc đi lại. Không gian tầng lửng lúc này nên sử dụng làm nơi chứa đồ vì nó không thể sử dụng để ở cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Trường hợp 2: 3,5m và H = 3,8m
Trong trường hợp này, bạn có thể xây tầng lửng với chiều cao từ 1m8- 2m. Đây là chiều cao tầng lửng hợp lý và không gây ảnh hưởng tới tầng trệt. Khi đó, tầng trệt vẫn có chiều cao khá thoải mái từ 3.2m- 3.5m.
Trường hợp 3: L > 20m, H = 7m
Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể xây dựng tầng lửng với chiều cao từ 2,8- 3m tương đương với kích thước chiều cao của một tầng lầu khác. Không gian tầng trệt lúc này vẫn đảm bảo độ cao bình thường từ 4- 4,2m.
Việc nắm rõ các quy định về tầng lửng cũng như quy chuẩn về chiều cao tầng lửng giúp bạn tính toán trước được kích thước xây dựng hợp lý, tránh được các rắc rồi có thể xảy ra.
Xem thêm CẦU THANG SẮT GÁC LỬNG
3.2 Chiều cao của tầng lửng theo phong thuỷ
Từ trước đến nay, cầu thang luôn được xem là bộ phận nội thất không thể thiếu trong các nhà ở cao tầng. Với nhà có tầng lửng cũng vậy, cầu thang mang ý nghĩa phong thuỷ là dòng chảy năng lượng giúp gia chủ tích tụ sinh khí cũng như tài lộc.
Chiều cao tầng lửng nhà theo bậc cầu thang phong thuỷ thường lấy các trị số đẹp thuộc cung sinh trong quy luật “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” đó là 13 bậc, 17 bậc, 21 bậc và 25 bậc.
Nếu ngôi nhà của bạn có diện tích cho cầu thang bộ nhỏ thì không nên thiết kế quá cao vì khi đó cầu thang sẽ có độ dốc cao gây khó khăn và nguy hiểm cho việc đi lại.
Gia chủ nên lựa chọn đúng theo số lượng bậc thang nằm trong cung sinh và quy chuẩn chiều cao của tầng lửng để tính toán chiều cao tầng lửng sao cho hợp lý.
4. Kinh nghiệm làm gác lửng cho người mới
4.1 Không thiết kế gác lửng quá dốc
Đối với những căn nhà có gác lửng, phần mái nhà của bạn trở nên thấp hơn do chiều cao quy định của tầng lửng rất hạn chế. Bên cạnh việc tính toán chiều cao tầng lửng hợp lý, bạn nên chú ý không thiết kế gác lửng quá dốc.
Gác lửng quá dốc sẽ gây ảnh hưởng tới việc lưu thông không khí tự nhiên cho cả căn nhà. Khi đó, luồng không khí lưu thông vào phòng sẽ bị thoát ra nhanh chóng khiến ngôi nhà trở nên bí bách, ngột ngạt gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
4.2 Nên mở cửa sổ ở gác lửng
Việc mở thêm cửa sổ ở gác lửng có tác dụng đón nắng, đón gió và điều hoà không khí giúp căn nhà trở nên thông thoáng và sáng sủa hơn. Nhờ vậy, sức khoẻ của bạn và gia đình cũng được cải thiện và đảm bảo.
Cửa sổ cũng đóng vai trò tạo điểm nhấn tô điểm cho cả căn nhà. Bạn nên sử dụng cửa sổ được làm bằng kính kết hợp với màu sơn sáng để căn gác lửng vừa hấp thụ được ánh sáng tự nhiên vừa tạo cảm giác rộng rãi, thoáng mát.
4.3 Tránh thiết kế xà ngang chèn ép gác lửng
Phần lớn nhà có gác lửng sẽ giúp sử dụng thiết kế mái nghiêng có kết cấu bao gồm xà ngang. Đối với kiểu mái này, bạn nên điều chỉnh phần xà ngang sao cho hợp lý, tránh gây chèn ép lên phần gác lửng.
Vì xét theo phong thuỷ, nếu thiết kế xà ngang chèn ép gác lửng sẽ phạm phải điều tối kỵ, gây sự suy giảm tài lộc của gia chủ cũng như hao tốn tiền của không mong muốn.
4.4 Không dùng gác lửng làm phòng ngủ
Nếu không gian nhà bạn nhỏ hẹp, gác lửng có thể tận dụng làm phòng ngủ. Tuy nhiên, nếu không gian nhà bạn đủ lớn thì hạn chế dùng gác lửng làm phòng ngủ do nó làm hao tổn năng lượng tương đối lớn.
Không chỉ vậy, khi mới ngủ dậy hoặc đang mệt mỏi, việc di chuyển bằng cầu thang giữa gác lửng và tầng lửng có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Bởi vậy, bạn chỉ nên thiết kế gác lửng làm phòng chứa đồ hoặc phòng tập để đảm bảo sức khoẻ và an toàn.
4.5 Không nên làm cầu thang thẳng
Trong phong thuỷ, khí sẽ đi từ cửa chính vào lan toả khắp nơi trong nhà nên nếu luồng khí này vào cầu thang lên thẳng luôn mà không phân phối khắp nơi thì không tốt. Vì thế, để tránh cho vận khí và tài lộc đi xuống, gia chủ không nên làm cầu thang thẳng hướng cửa chính. Nên nếu có thể thì nên chọn mẫu cầu thang dạng xoắn ốc để lưu giữ được các luồng khí tốt.
Với những căn nhà có diện tích không quá lớn, tầng lửng được xây dựng để tối ưu không gian sinh hoạt và có thể sử dụng cho nhiều chức năng khác. Bài viết đã đề cập Chiều cao gác lửng là bao nhiêu? Các quy định cụ thể ra sao. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.
KHÁI TOÁN CHI PHÍ THI CÔNG NHÀ |
---|
Giá trị khái toán chỉ mang tính tương đối. Chi phí thi công nhà dựa vào rất nhiều yếu tố. Hãy gọi cho THING để gặp mặt Kiến trúc sư. |
Nếu bạn muốn thiết kế nội thất Đà Nẵng hãy liên hệ chúng tôi. Đội ngũ thiết kế của VN Thing vẫn cần mẫn làm việc hết sức hăng hái.
VN Thing ĐANG Ở ĐÀ NẴNG
- Điện thoại: 0901 998 468
- Messenger: https://m.me/noithat.Thing
- Chat Zalo: https://zalo.me/0901998468
- Địa chỉ: Tầng 2, số 45 Trần Ngọc Sương, Cẩm Lệ, Đà Nẵng