Cầu thang đi thẳng từ cửa có tốt không? Thảo luận phong thuỷ

Cầu thang đi thẳng từ cửa có tốt không? Thảo luận phong thuỷ

CẬP NHẬT NGÀY 16/12/2023

Mình ở trong nhóm Facebook Make vOz Great Again. Hôm rồi có 1 bạn đăng lên hỏi chuyện làm nhà gác lửng kèm với 1 số ảnh minh hoạ.

Bình luận bổng trở nên sôi nổi ở 1 tấm hình:

cau thang thang tu cua

Cuộc thảo luận nêu ra nhiều kiến thức hay, nên muốn chia sẻ với độc giả của Thing.

p/s: ở VOZ xưng hô bằng “thím”


Thím A (DNH): Không được làm cầu thang như vầy.

Thím chủ thớt: sao vậy thím, nó bị phí không gian hay là phạm phong thủy ạ?

Thím A: phạm phong thuỷ nha thím.

Thím B: Dẹp cái phong thuỷ quần què ấy đi

Thím A: thế thì cứ làm cầu thang trổ thẳng ra cửa thôi.

Thím B:

Bớt doạ xàm đi, ta là KTS và cũng xem phong thuỷ từ xưa lạ gì mấy thứ này

1. Phong thuỷ có 2 phái là hình thế & lý số.

Hình thế có trước, sau này dần biến mất do quy mô phải đủ và chi phí bố cục cao -> chỉ hợp với các công trình lớn như cung điện, lăng tẩm, phủ đệ.

Những thứ thuộc về phong thuỷ hình thế thì có phần gần gũi với vật lý kiến trúc bây giờ (xem hướng nắng, hướng gió, công năng, phòng hoả hoạn rủi ro, thị giác, không gian…)

Phái lý số có sau, bắt đầu thêm vào sau khi âm dương bát quái bắt đầu có hệ thống hoàn thiện.

Do nhu cầu phong thuỷ lúc này đã xuống đến tận tầng lớp bình dân & thầy địa lý cũng nhiều nên phải đơn giản hoá nó, lý giải bố cục theo hướng huyền học vì nhà bình dân lấy đâu ra đất rộng, chi phí cao để bố cục. Một phần nhỏ của hình thế vẫn còn, nhưng chỉ đóng vai trò phụ.

2. Phong thuỷ hiện tại chủ yếu là lý số, nó lẫn lộn rất nhiều rác rưởi

Những kiến thức về hình thế đúng thời xưa, nhưng đã lạc hậu và sai ở thời nay.

Ví dụ: việc kiêng bố trí cửa đối diện bếp nấu ngày xưa là thiết luật, bởi lúc đó còn dùng bếp củi.

Bếp củi mà gió lùa vào thì sẽ dập tắt bếp hoặc đưa tàn lửa bay loạn dẫn đến cháy nhà; thời nay đổi sang bếp từ rồi, chĩa quạt thẳng vào bếp vừa nấu vừa mát người còn được nữa là kiêng cửa đối diện.

Hay như việc kị nước trên lửa là vì xưa kia dùng sàn gỗ, biện pháp chống thấm không có nên bố cục như vậy nước sẽ nhỏ giọt xuống bếp ảnh hưởng nấu nướng lẫn vệ sinh. Bây giờ dùng sàn xi măng, chống thấm 3 lớp, có bồn chứa thì nước trên lửa chỉ còn là “vấn đề” khi lý giải theo lý số.

Những kiến thức lý số về cung mệnh, tuổi, sinh lão bệnh tử, cửu cung các kiểu xàm xí

Mang nặng tính huyền học mơ hồ và ko có tác dụng thực tế nào

Khác biệt giữa học vẹt và hiểu phong thuỷ là biết tại sao người xưa lại nói rằng nên/kiêng cữ khi làm 1 thứ gì đó, và nó còn đúng hay còn phù hợp với những thay đổi ở thời điểm hiện tại không.

Thang đối diện cửa không thuộc bất cứ ưu điểm hay kiêng kị thực tế nào cần để tiếp tục tuân theo.

Thím A:

Doạ dell gì. Ông thấy ai xây nhà hay đi nhà nào mà làm kiểu cầu thang đâm thẳng ra cửa như thế kia mà bình thương hay ông đi thiết kế cho nhà phố mà thiết kế như thế chưa.

Tôi đang nói là cái mẫu cầu thang này chứ 2 mẫu trên không ý kiến.

cau thang be goc
Cầu thang bẻ góc
cau thang chu l

Cái bếp thì đúng, giờ nhà phố không làm bếp kiểu đó thì làm kiểu gì?

Hay mang lên lầu :)))

Tôi đang bảo cái mẫu cầu thang này, trên bài có 3 hình. 2 hình kia tôi ko nói vì xây đúng. Tôi cũng quên chú thích là trường hợp nhà này nhà phố chứ nhà sân vườn cổng hướng khác thì không tính gì, khoe KTS.

Ô chửi tôi doạ xàm :)))

Ông thiết kế nhà phố nào cầu thang trổ thẳng ra cổng trong mấy năm làm nghề cho xin ít hình mở mang tầm mắt với. Nếu có giờ quay lại hỏi thăm xem thế nào.

Thím C (NMH) nhảy vào hỏi thím A:

Thím cho mình hỏi, cầu thang này phạm phong thuỷ vì lí do gì vậy ạ?

Nó gây bất tiện trong sinh hoạt hay ảnh hưởng đến sức khoẻ chăng?

Hiện tại mình chưa nghĩ ra nó có tác hại gì.

Thím A trả lời C:

Nếu là nhà phố không sân vườn thì theo như kiến thức hạn hẹp của e biết. Không dc làm cầu thang trổ thẳng ra cổng như vậy, phải làm thêm 2-3 bậc để nó hướng sang như 2 hình kia đó thím.

Thím C trả lời A:

Cái kiểu bẻ hướng đó mình thấy thói quen xây dựng hay làm, nhưng không biết lí do đằng sau.

Mình nghĩ phong thuỷ thì phải có cơ sở hợp lý thì mới tin vào.

Thím D (DHHK) nhảy vào trả lời C:

Cầu thang dài quá đi thẳng 1 hướng đi theo quán tính dễ té chứ sao =))

Thím A trả lời C:

Em đọc ở đâu nói về kinh dịch thì nói là tối kỵ để cầu thang đâm thẳng ra cửa chính như này vì làm tiền tài tiêu tán dần này kia. Thím có thể Google đọc thêm.

Thím B trả lời thím A:

Em là tay ngang đúng ko?

Cầu thang đối diện cửa thì đông sang tây đều có, thậm chí toàn nhà quyền quý. Vào đại sảnh thấy 1 thang/ 2 thang 2 bên dẫn thẳng lên lầu

Các đại tửu lâu của Tàu cũng thích cùng bố cục này, chẳng lẽ nơi đẻ ra món này & lúc nhúc thầy phong thuỷ mà các ông chủ làm ăn buôn bán ko mời về thiết kế???

Doạ dẫm kiểu “nhiều người ở ko sao, nhưng đến sao hạn/vận hạn quấn vào mới biết”/”vài năm sau xem lại xem còn tốt ko” thì vô chừng lắm.

Thống kê xem thang như vậy bao nhiêu người xui và bao nhiêu người phát đạt chứ ai lại cherry picking.

Chơi trò đó anh có thể mạnh mồm kết luận 100% những nhà gặp xui đều do làm nhà có sàn, ko tin có thể đi kiểm chứng =))))

cau thang duong thang
cau thang doi dien cua 1

Thím B trả lời thím C:

Thang là thứ có từ rất sớm và đi liền với các công trình; những thứ như ngũ hành bát quái, cung mệnh rồi Lỗ Ban đẻ ra sau.

-> Bố trí thang là thuộc hình thế, bố cục còn lý số chỉ theo đuôi để diễn giải lại những thứ đã có sẵn.

Những “quy tắc”, “kiêng kị” bố trí thang giờ khó mà khảo cứu xem xuất hiện thời nào và được thêm vào bao giờ, chỉ có thể suy ngược lại dựa trên quy tắc thôi. VD:

CÔNG NĂNG & AN TOÀN:

Bố trí thang quá gần cửa ra vào và đối diện khiến luồng giao thông bị trùng lặp, lên xuống dễ va vào nhau nên thường phải có sảnh lớn thì mới dùng bố cục này.

Thang thẳng khó hãm khi bị ngã, cửa ngày xưa thì còn có ngạch cửa (phải bước chân qua để vào, tránh việc xông thẳng vào nhà). Bố trí thang thẳng đối diện cửa thì khi lộn cổ xuống dễ đập đầu vào ngạch này và thăng.

Ảnh chủ thread đưa thang làm lệch về 1 bên chứ ko hề đối diện cửa, cửa hiện nay cũng ko còn ngạch.

Cẩn thận nữa thì có thể lắp 1 tấm đệm ở đối diện thang để đảm bảo an toàn

THÔNG KHÍ & SỨC KHOẺ:

Thang có khoảng thông tầng dẫn đến gió bị hút lên trên, ở 1 số vùng khí hậu khắc nghiệt thường xuyên có độ ẩm lớn, cát bụi, tuyết… thì khi mở cửa nó sẽ theo gió thổi thằng vào nhà và lên lầu 2 -> ảnh hưởng đến vệ sinh, sức khoẻ.

Bố cục này dễ khiến chủ nhân ngôi nhà/khách (tửu lâu vốn đã ngà ngà) trúng gió, xây xẩm khi vừa ra khỏi phòng/ngã khi xuống thang.

Kiêng kị này tương đồng với việc kị tam quan thông nhau, phải dùng bình phong để che chắn.

Hiện tại nhà cửa san sát, gió còn ko có nói gì đến sơn lam chướng khí thổi vào nhà. Nhà chủ thread up lại chỉ có 1 lầu (hoặc gác lửng), ko cần quá lo lắng đến khí. Có sai là sai ở cửa cuối hành lang, vì nếu mở đồng thời cửa chính và cửa ban công sẽ tạo ra luồng gió hút rất mạnh -> dễ trúng gió nếu vừa tắm xong/ngủ dậy/cơ thể yếu.

Nhưng cửa ban công chắc chẳng mấy khi mở (nhất là mới ngủ dậy, đêm khuya khi vừa tắm xong lại càng ít), thậm chí nhà ở phố thì cửa chính còn đóng cả ngày chứ nói gì cửa khác.

VẬT LIỆU & KỸ THUẬT:

Phần khác là do chất liệu thang, ngày xưa thang được làm bằng gỗ, đóng bằng đinh sắt chứ ko phải thép và nếu bị ẩm (hơi ẩm phía nam và tuyết phía bắc) thì dễ sinh ra rêu mốc trơn trượt, cong vênh khi chuyển mùa, rỉ sét làm gãy đinh bật mặt bậc -> nguy hiểm

Chất liệu thang hiện đại đã kiên cố và ko sợ những tác nhân này, chưa kể VN khí hậu còn ôn hoà chứ ko ác liệt như 1 số địa phương ở TQ nên ko cần quá đắn đo.

++++++++++++++

Một số kiêng kị khác như ko làm thang phía sau vì ko đón được “vượng khí” thì khoa học và vẫn còn đúng đến giờ. Nguồn gốc có thể xuất phát từ phong thuỷ lý số ở phía nam; nơi này buôn bán sầm uất, các căn nhà hay cửa tiệm san sát nhau rất giống nhà phố hiện đại và cũng gặp vấn đề thông khí tương tự, thời này còn chưa có những thiết bị như quả cầu thông khí mà chỉ có thể dùng thang hoặc sân trong để điều hoà.

cau thang doi dien cua sau nha

(Trong hình là thang gần đối diện cửa ở bên Tây, kiểu bố trí này rất phổ biến là khác. Xui xẻo thì chắc đám Tây tán gia bại sản cả rồi)

Thím B lại tiếp tục:

Số bậc lẻ hay tránh đặt thang ở Trung Cung thì thuộc về lý số và thêm vào sau này.

Cả khái niệm vượng khí, sợ thang đối diện cửa vượng khí sẽ bị hút lên lầu thay vì tràn vào khắp tầng 1, sợ vượng khí trôi nhanh dẫn đến tán tài (1 kiểu diễn giải bóp méo của thông gió theo hướng huyền học).

Cá nhân ta thì bài xích kiểu lý giải nhảm nhí này, 2 thang bố cục cùng vị trí và chỉ bẻ hướng vài bậc hay đặt 1 vách ngăn cao chưa đầy 1m là ngăn được “khí” thì trẻ con 3 tuổi cũng cười thành tiếng.

Dùng vách ngăn kịch trần thì còn khả dĩ, chứ chữa cháy như thế kia khác nào coi khí có chân và nó phải bước theo thang để lên lầu trên =)))))

Việc sợ khí thoát lên tầng lầu hoặc kị bố trí thang ở Trung Cung cũng vậy. Nó có thể đúng ở thời xưa khi nhà lầu ít, lên cao tự nhiên có thể trổ cửa sổ đón gió -> ưu tiên cấp khí cho tầng 1. Nhưng nó ko còn đúng trong thời điểm hiện tại khi nhà ống nhà phố là chủ đạo, thang vừa đóng vai trò di chuyển vừa đóng vai trò là giếng trời thông khí cho cả căn nhà.

Khí lưu thông từ dưới tầng 1 lên các lầu trên là điều tốt, ko vậy mới sinh bệnh.

Chủ thớt trả lời thím B
Thầy quả là cao nhân thánh sống , bậc chân nhân tái thế xin thầy xem giúp số em năm sau có ý muốn xây nhà có thành được không ạ.

Chủ thớt trả lời thím C:

Theo em biết về duy vật thì đi leo mà không có quãng chiếu nghỉ khúc quành mà cứ leo thẳng lên thì rất cuồng chân, và trường hợp tiếp là lỡ tai nạn ngã là không có đoạn quành giữ lại và dễ bị trượt thẳng từ trên xuống thẳng dưới cuối thang rất nguy hiểm.

Thím A trả lời thím B

Đúng tôi là dân tay ngang, nhưng mọi thứ là tương đối chứ làm gì có tuyệt đối.

Tôi chả doạ dẫm ai cả, doạ có được thêm nghìn nào del. Chẳng qua mọi người kiêng kỵ cái số người bị và tôi gặp qua thấy thì khuyên ông thớt thế còn làm hay không là ông thớt quyết chứ tôi cũng chỉ là 1 cmt trên facebook doạ ai.

Việc ông giải thích nó cũng giống như kiểu mỗi nơi 1 tín ngưỡng niềm tin khác nhau. Như ở ta xây nhà mua nhà mua đất coi đủ thứ này kia lúc ko gặp thời lụi bại vẫn lụi bại.

Bên tây thì tôi k biết nó coi như thế không nhưng theo văn của ông thì 100% tây đều đúng đều làm ăn được. Có chăng mọi cái ở ta đều là doạ dẫm.

Thím B trả lời thím A:

Anh đoán chắc em mới chuyển qua món này và đang tìm hiểu + kiếm tiền từ nó -> hội chứng “cầm búa nên nhìn đâu cũng thấy đinh”. Nhưng cái nào ra cái đó.

Nếu từ đầu em nói được như cmt cuối này thì câu chuyện đã khác. VD: “Làm thang kiểu này thì đẹp đấy nhưng theo phong thuỷ mà em đang tìm hiểu/đang làm thì ko tốt lắm thím ạ. Tất nhiên nếu thím ko tin môn này hoặc chỉ tham khảo chứ không coi đó là yếu tố để quyết định đến thiết kế thì cứ theo ảnh cũng được”

Nhưng không, giọng em lúc đó lại chẳng đầy ép buộc và doạ dẫm, làm gì có thứ gọi là “mỗi người tin 1 thứ, tất cả đều tương đối” =)))))

Thím A trả lời lại thím B:

Vậy anh cho tôi hỏi anh thiết kế bao nhiêu căn nhà ở Việt Nam đâm cầu thang thẳng ra cửa như vầy rồi từ lúc a đi làm kể nghe chơi :)))

Sao cứ đem áp đặt cái tây vào thế :))

Tây nó không coi trọng nhưng nó vẫn làm ăn khấm khá thế :))) hài vl :))) giọng văn kiểu tây đi ẻ không xài vòi xịt nên mình cũng phải học theo à :))

Còn anh khỏi đoán tôi không kiếm tiền từ mấy cái phong thuỷ này, chỉ thấy và chứng kiến nhiều thằng xây nhà xây cầu thang kiểu Tây như anh thế này xong 1 tháng đều bán trả nợ và nghe truyền đạt kinh nghiệm của người đi trước. Còn anh chắc trước nhà trồng cây me à :)))

Thím C nói với thím A:

Em nghĩ thím bị thiên lệch trong thống kê do ám thị 1 niềm tin nào đó, nhất là những niềm tin về những thứ xui xẻo.

Ví dụ như người ta thường tin 49 53 tuổi thì dễ chết. Nhưng nếu ra nghĩa trang hoặc bệnh viện để tính lại số liệu thì chưa chắc tuổi nào chết nhiều nhất.

Thím A trả lời thím C:

Thì em cũng nói nó chỉ tương đối, kiêng được thì kiêng. Như kiểu nhà ngã ba đâm, nhà gần mộ, kế mộ, kế đình chùa. Ko phải ai cũng kiêng vẫn có số người ko kiêng nhưng số đấy ít nên những cái đấy khó bán và giá rẻ.

Còn thím nghĩ kêu em thiên lệch thì em nói chắc thím chưa bao giờ cầm tiền xây nhà hoặc đi mua đất.

Nói như cách của thím thì cần gì xem phong thuỷ, kiêng kỵ, xem ngày giờ, hướng hiếc làm gì.

Cứ làm cho đủ công năng là được vì đi ra ngoài tây ta thì tỷ lệ mà những người không quan tâm tới cái đó có được mấy người bị ảnh hưởng đâu :)))

Quan điểm của em thì có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Còn mấy loại me tây dạy đời thì em ko quan tâm.

Thím C trả lời thím A:

Mình tin vào phong thuỷ, miễn nó lí giải được tại sao, lợi và hại như thế nào.

Mình thấy rất nhiều quan điểm phong thuỷ gần gũi và hợp lý.

Và cũng thấy rất nhiều quan điểm lạ lùng, có lẽ không phù hợp với hiện nay nữa.

Thím A trả lời thím C:

Mỗi ng một quan điểm về những quan điểm lạ lùng như thím nhận định. Với thím nó lạ lùng nhưng với người khác họ vẫn tin vào với những kinh nghiệm truyền từ thế hệ trước.

Còn quan điểm của e thì mình bỏ tiền mồ hôi nc mắt ra, cái gì né được kiêng được thì càng tốt.

Xếp hạng

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt vote: 1

Tặng 5 sao khích lệ người viết

Chia sẻ bài viết:

Để lại bình luận

Email của bạn được bảo vệ an toàn

VN Thing